Cảnh giác các nguy cơ “báo trước” đột quỵ

Thứ Sáu, 04/09/2015 08:22  | Chuyên gia Nguyễn Văn Thông

|

Một bệnh nhân nam 35 tuổi, nhập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng yếu nửa người, nói khó, đau đầu. Khám cấp cứu xác định bị đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não - TBMMN) dạng nhồi máu não. Đây là một trong những dạng bệnh lý về mạch máu não đặc biệt nguy hiểm.

Trước đó, theo lời kể của gia đình bệnh nhân, do nhầm tưởng tuổi còn trẻ thì không thể bị đột quỵ não nên người nhà đã chậm trễ đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Đột quỵ - TBMMN không từ một ai

Không chỉ trường hợp trên, một số bệnh nhân và người nhà hiện còn có những kiến thức chưa đúng về đột quỵ - TBMMN. Từ đó, dẫn đến việc thiếu kiến thức về phòng bệnh và tâm lý chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhất là những người có tiền sử bệnh tim mạch như: bệnh van tim, rung nhĩ loạn nhịp, bệnh cơ tim thể giãn, suy tim, tăng huyết áp hay các bệnh đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu...

Chuyên gia Nguyễn Văn Thông

Thực chất, đột quỵ não - TBMMN là hai tên gọi của cùng một bệnh lý mạch máu não phổ biến nhất hiện nay được đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch).

Đột quỵ não - TBMMN thường xảy ra đột ngột hoặc tiến triển theo từng nấc tăng dần, có thể khiến một người bình thường trong thời gian ngắn đối mặt với di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Nguyên nhân do não đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất. Khi bị đột quỵ, vùng não thiếu máu sẽ ngưng hoạt động rồi “chết” trong vòng vài giây đến vài phút. Vì vậy, việc kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng phương pháp khi bị đột quỵ là rất quan trọng.

Hiện nay, theo thống kê tại Việt Nam, có xấp xỉ 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, những người may mắn sống sót, có đến 90% để lại di chứng tàn tật tùy theo mức độ tổn thương của não. Các khảo sát cho thấy 1/3 số người bị đột quỵ sau đó bị liệt nửa người, 1/5 số bệnh nhân gặp vấn đề về nói và viết, suy giảm trí nhớ... Nguy hiểm hơn, họ còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ tái phát với tỷ lệ tử vong và các di chứng, chi phí y tế cao gấp nhiều lần so với lần đầu tiên.

Đột quỵ não – TBMMN có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề

Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ - TBMMN

Người cao tuổi, người có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch... có nguy cơ cao bị đột quỵ “gõ cửa”. Những năm gần đây, đột quỵ não được ghi nhận có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh viện cũng như các cơ sở điều trị thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp còn rất trẻ. Tình trạng này được đánh giá là do chịu tác động lớn từ tiêu cực của cuộc sống hiện đại như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng, stress trong công việc và hoạt động sống hàng ngày...

Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy, áp lực công việc nhiều, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ não. Làm việc nhiều giờ thường dẫn đến căng thẳng kết hợp với các hành vi không lành mạnh như lạm dụng đồ ăn nhanh, chất kích thích và đặc biệt là không tập thể dục... làm sản sinh các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh.

Gốc tự do gây hại hầu khắp các cơ quan trong cơ thể nhưng mạnh nhất là tại não. Các gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn nhẵn, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó, gây ra tắc mạch, thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn đột quỵ não.

Chủ động ngăn chặn nguy cơ gây bệnh

Đột quỵ - TBMMN là hậu quả dễ gặp khi không phát hiện và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Do đó, để “hóa giải” bệnh mỗi người cần dự phòng tích cực, ngăn chặn từ sớm bằng cách:

Theo dõi, kiểm soát các yếu tố nguy cơ: kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ đột quỵ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì... và điều chỉnh cũng như điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thay đổi lối sống: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá, thực phẩm ít béo, tránh những thức ăn quá ngọt, béo, thịt chế biến sẵn, món ăn quá mặn...); vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi...) theo khả năng của từng người; tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; không lạm dụng rượu, bia, không hút thuốc lá.

Chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu: đây được xem là phương pháp bền vững kiểm soát gốc tự do, góp phần dự phòng nguy cơ đột quỵ não.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não là Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại trong mạch máu, góp phần giảm và hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa, huyết khối hiệu quả. Nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp dự phòng đột quỵ.

Đồng thời, với những bệnh nhân sau đột quỵ, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry sẽ giúp hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa mới ở những mạch máu khác, hỗ trợ khôi phục trí nhớ, hạn chế tái phát sau đột quỵ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang