Năng lượng dành cho chuyện chăn gối ngày càng giảm hoặc biến mất khỏi cuộc sống khiến hơn 50% trường hợp phụ nữ giảm ham muốn rơi vào trầm cảm, có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình. Khoa học đã chỉ ra, những thay đổi từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng tác động trực tiếp đến sinh lý và chất lượng cuộc sống người phụ nữ khi bước qua tuổi 40.
Càng sợ hãi, càng giảm ham muốn
Giảm ham muốn tình dục là một trong những triệu chứng “khó trị” nhất khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh vì nó rất phức tạp. Từ tuổi 40, phụ nữ phải đối mặt với biết bao “bão táp”, những thay đổi từ cơ thể, sắc đẹp đến sức khỏe, sinh lý giảm sút khiến họ lo sợ.
GS-TS-BS Trần Thị Phương Mai
Thống kê cho thấy, phụ nữ thường bị khủng hoảng, lo lắng đột biến trong độ tuổi này, với mức độ cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước và sau đó. Có đến 40% phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải tình trạng khô âm đạo và không ít chị em rơi vào sợ hãi, hoảng loạn mỗi khi gần gũi chồng, càng làm gia tăng các bệnh viêm nhiễm, phụ khoa và hậu quả là “phòng the” nguội lạnh.
“Bão táp” từ suy giảm hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng
Phức tạp hơn nam giới, tình trạng giảm ham muốn tình dục của nữ giới bị tác động bởi nhiều yếu tố như: tâm sinh lý, quan hệ xã hội, sức khỏe tổng thể và đặc biệt chịu sự chi phối trực tiếp từ bộ hormone nữ do hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng điều tiết và sản xuất.
Theo thời gian, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng suy yếu, bộ hormone nữ (Progesterone, Estrogen, Testoterone…) trồi sụt thất thường. Vào thời điểm này, nồng độ của Progesterone và Estrogen hoặc trở nên quá thấp, hoặc cái thấp cái cao, khiến hàng loạt triệu chứng xuất hiện như: kinh nguyệt không đều, âm đạo bị khô teo và kích ứng, giao hợp đau, vùng xương chậu cũng teo hẹp lại nên hoạt động chăn gối càng khó khăn. Trong khi đó, Testosterone, hormone đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy ham muốn, tăng khoái cảm, cũng sụt giảm dần. Tất cả góp phần gây nên tình trạng “chán giao ban” ở phụ nữ.
Chăm sóc từ gốc để giữ vững “lửa yêu”
Y văn thế giới ghi nhận, khoảng 43% phụ nữ gặp rối loạn tình dục, trong đó 38% giảm ham muốn tình dục. Còn tại Việt Nam, một khảo sát cho thấy, 52% phụ nữ bị rối loạn tình dục có giảm ham muốn. Do đó, điều trị giảm ham muốn tình dục ở nữ giới là một nhu cầu có thật. Hàng triệu trang web giới thiệu sản phẩm có thể giải quyết vấn đề này đã xuất hiện nhưng hầu hết chưa được cơ quan y tế quốc tế uy tín công nhận an toàn, hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng dùng sản phẩm chứa Testosterone để điều trị rối loạn chức năng tình dục nữ gây nguy cơ cholesterol cao, phát triển lông mao quá mức; còn bổ sung nội tiết Estrogen đơn lẻ tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung, huyết khối tĩnh mạch...
Tinh chất Lepidium Meyenii có trong Sâm Angela được chứng minh cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và các triệu chứng rối loạn sinh lý một cách hiệu quả và an toàn cho phụ nữ.
Gốc rễ của suy giảm tình dục là sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Do đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm và chọn lọc những phương pháp tự nhiên để cải thiện ham muốn tình dục cho nữ giới. Họ rất ngạc nhiên khi phát hiện phụ nữ sống tại vùng núi cao Andes (Nam Mỹ) có đời sống tình dục vô cùng sung mãn. Các nhà khoa học Mỹ, Úc đã phát hiện bí quyết nằm ở thảo dược quý mệnh danh “viagra tự nhiên” cho nữ giới có tên Lepidium Meyenii được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn.
Khoa học hiện đại đã chứng minh, các sterol và dưỡng chất quý từ Lepidium Meyenii giúp nuôi dưỡng hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, từ đó cân chỉnh bộ hormone nữ hài hòa, đúng, đủ với nhu cầu cơ thể, tăng cường sức khỏe, cải thiện hiệu quả các triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh. Tuy nhiên, phải với công nghệ tinh chiết cao cấp loại bỏ hết các tạp chất, chỉ giữ lại các tinh chất quý, Lepidium Meyenii mới phát huy tối ưu công dụng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, các rối loạn chức năng tình dục giảm một cách đáng kể, đặc biệt làm tăng ham muốn, giảm khô teo âm đạo, nâng cao khoái cảm... sau 12 tuần sử dụng tinh chất Lepidium Meyenii.
GS-TS-BS Trần Thị Phương Mai (Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế)