Đau đầu do thời tiết có đáng lo?

Thứ Ba, 23/08/2016 10:49

|

Đau đầu khi thay đổi thời tiết không đơn thuần do cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ mà còn là dấu hiệu quan trọng cho thấy hoạt động não có vấn đề, đặc biệt là các tổn thương mạch máu, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm.

Đau đầu tái diễn mỗi khi “trái gió trở trời”

Nhiều người tới khám bệnh với chúng tôi thường “kể bệnh” bằng những câu chuyện rất giống nhau như: mỗi khi trời đang nắng nóng, oi bức chuyển sang mưa gió hoặc đang đi ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh; tắm sớm hoặc khuya; đi du lịch ở vùng khí hậu khác… là lại bị nhức đầu khủng khiếp khiến họ không thể tập trung vui chơi hay làm bất cứ việc gì.

Cũng không ít người nhạy cảm với sự thay đổi của mưa nắng đến nỗi tự ví cơ thể mình giống như “cỗ máy dự báo thời tiết”. Cứ mỗi lần “đau đầu nhức óc” là y như rằng sau đó trời mưa hoặc khí hậu thay đổi như đã chuyển mùa. Dù buổi sáng, trưa hay tối chẳng biết cơn đau ập đến lúc nào.

Mặc dù ở nước ta chưa có thống kê cụ thể nhưng cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt. Trong đó, có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu với các triệu chứng âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng…gây nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.

Đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở những người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí...Các tác nhân này tác động đến sự co, giãn của các mạch máu trong sọ và hóa chất trung gian có khả năng gây viêm, làm khởi phát tình trạng đau đầu. Chưa kể, thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể bị mất nước, căng thẳng, mất ngủ… khiến cơn đau đầu dễ xảy ra hoặc tái diễn, trở thành đau đầu mãn tính.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology (Viện nghiên cứu Thần kinh Mỹ), với mức tăng nhiệt độ khoảng 5 độ C thì trong ngày hôm sau, tỷ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Khi áp suất không khí giảm, cũng liên quan đến việc gia tăng số người bị đau đầu trong 48 - 72 giờ sau đó.

Cảnh giác đột quỵ “đánh úp” khi đau đầu kéo dài

Cơn đau đầu kéo đến hoặc tăng lên trước tác động của ngoại cảnh như thời tiết, căng thẳng, mất ngủ…có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình tăng sinh gốc tự do. Một mặt, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não, khiến não phản ứng bằng cảm giác đau.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trước tác động của gốc tự do kết hợp với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm cũng kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác như độ nhớt của máu và các hóa chất trung gian ở não, dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu.

Tình trạng đau đầu do thời tiết không đơn thuần là cơn đau lành tính, chỉ xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm, không thích nghi kịp với sự thay đổi môi trường mà còn là dấu hiệu “chỉ điểm” hệ thống mạch máu não đã gặp phải các tổn thương như viêm, xơ vữa động mạch. Lúc này, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não. Bên cạnh đó, quá trình tắc nghẽn máu kéo dài còn có thể gây chết tế bào não do thiếu oxy và dưỡng chất gây ra nhồi máu não. Theo nghiên cứu của trường ĐH Y khoa Hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu.

Do vậy, đau đầu do thời tiết là dấu hiệu cần lưu ý đến nguy cơ cơn đột quỵ gần, đặc biệt với những người bị đau đầu mãn tính.

Giải pháp tự nhiên giúp phòng và cải thiện đau đầu

Người bị đau đầu đa phần thường chỉ quan tâm đến triệu chứng và tìm cách cắt cơn đau tức thời, khi cơn đau tái diễn do thời tiết thay đổi, căng thẳng…họ vội vã tìm đến thuốc giảm đau. Đây không chỉ là “hạ sách”, chỉ mang tính đối phó nhất thời với tình trạng đau đầu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, khiến đau đầu khó trị và trở thành mãn tính.

Để dự phòng và cải thiện hiệu quả đau đầu, đau nửa đầu cần can thiệp tận gốc nguyên nhân lưu thông máu kém do viêm, xơ vữa động mạch trước sự tấn công liên tục của gốc tự do, đồng thời tăng cường hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể tại não.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ) có ưu điểm vượt trội trong việc kiểm soát, chống gốc tự do. Hai hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để vừa trực tiếp trung hòa gốc tự do, vừa kích hoạt men chống gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, tinh chất Blueberry ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, hạn chế viêm và quá trình hình thành xơ vữa, giúp phòng và cải thiện hiệu quả đau đầu, đau nửa đầu, góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý não nguy hiểm khác.

Ngoài ra, để hạn chế đau đầu khi thay đổi thời tiết cần chú ý bảo vệ cơ thể với trang phục phù hợp, trời lạnh nên giữ ấm, trời nắng nên che chắn kỹ khi ra đường, không nên thay đổi quá nhanh từ môi trường nóng sang lạnh hoặc ngược lại; duy trì chế độ dinh dưỡng tốt cho não đồng thời uống nhiều nước; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

Giải pháp tự nhiên giúp chống gốc tự do, phòng và cải thiện hiệu quả đau đầu, đau nửa đầu:

Bình luận (0)

Lên đầu trang