Cựu binh đánh trận Gạc Ma: Mong trở lại nơi đồng đội ngã xuống

Thứ Sáu, 11/03/2016 12:18

|

(CAO) Cách đây 28 năm, vào ngày 14-3-1988 tôi còn nhớ mãi và không thể nào quên Trung Quốc bất ngờ xua quân xâm lược đá Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) của ta. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, 64 chiến sĩ của quân ta đã anh dũng ngã xuống hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc.

Những năm tháng đó thực sự là khoảng thời gian không thể nào quên trong ký ức của người cựu binh như tôi- anh Bùi Quang Tải, chiến sĩ hải quân tham chiến trong trận Gạc Ma chia sẻ.

Tại Thừa Thiên- Huế hiện còn 3 chiến sĩ hải quân tham gia trận Gạc Ma ,may mắn sống sót trở về đó là Bùi Văn Tải, hiện làm lái xe ( trú tại Phường Phú Cát), Huỳnh Đức- hiện làm nông và anh Trần Văn Tự ( đều trú tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên cách đây vài năm, 1 trong 3 người là cựu binh Trần Văn Tự đã qua đời sau một vụ tai nạn giao thông ở thành phố Huế.

Chiến sỹ Gạc Ma Bùi Quang Tải 

Anh Tải kể sáng ngày 14-3-1988, phía tàu Trung Quốc và tàu của ta vẫn còn vui vẻ chào hỏi nhau. Họ còn hỗ trợ lượng thực cho quân ta ăn sáng.

Một lát sau, khi tôi và đồng đội vận chuyển vật liệu vào đảo thì bị tàu Trung Quốc nổ súng tấn công. Quá đột ngột quân ta không kịp trở tay nên tôi và đồng đội chỉ còn cách lặn xuống biển để tránh đạn. Khi không nghe tiếng súng nổ nữa chúng tôi mới bắt đầu trồi lên mặt nước thì nhìn thấy chiến sĩ của ta hy sinh và bị thương rất nhiều. Chiếc xuồng nhôm vận chuyển vật liệu của quân ta bị hàng trăm vết đạn bắn thủng lỗ, chúng tôi phải xé áo nhét vào những lỗ thủng để đưa các chiến sĩ bị thương vào tàu cấp cứu.

Từ bãi Gạc Ma, các anh đã lội bộ đẩy xuồng đưa những người bị thương đi vòng cho đến 4 giờ chiều mới tới được tàu HQ 604. lúc này tàu đã bị bắn cháy, các chiến sĩ sống sót trên tàu đang nỗ lực cố gắng lấy nước để chữa cháy. Sau đó, chúng tôi được xuồng cứu viện từ Trường Sa lớn ra đưa chúng tôi về đảo điều trị. Anh kể đến ngang đây anh nhắc lại : anh Tự bị thương ở mắt. Anh Huỳnh Đức cũng bị thương ở lưng.

Với những chiến công vẻ vang đó các anh đã được tặng huân chương Chiến công hạng Ba và huy chương Chiến sĩ vẻ vang.

Anh Tải mong ước được một lần trở lại đá Gạc Ma nơi đồng đội đã ngã xuống .

Trong khi ông Tải và ông Tự vừa được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì ông Đức hiện vẫn còn bị bỏ sót. Sau cuộc trò chuyện với anh Tải, chúng tôi về xã Phú An, huyện Phú Vang để gặp bác Đức nhưng bác vắng nhà.

Bình luận (0)

Lên đầu trang