Infographic:

Điều siêu tàu đổ bộ tới Thái Bình Dương: Quyết định lịch sử của Mỹ

Chủ Nhật, 11/03/2018 08:34  | Việt Hùng

|

(CAO) Các hình ảnh mới đây cho thấy siêu tàu đổ bộ tấn công USS Wasp (LHD-1) trọng tải 40.532 tấn, trang bị siêu tiêm kích hạm F-35B xuất hiện ở khu vực Thái Bình Dương. Việc xuất hiện siêu tàu đổ bộ mang tiêm kích thế hệ thứ 5 được cho là lời cảnh báo ngầm của Mỹ.

Hải quân Mỹ ngày 5/3 đã đưa ra một quyết định lịch sử khi lần đầu tiên triển khai tới Thái Bình Dương một tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp. Không đoàn máy bay tấn công số 121 của Thủy quân lục chiến Mỹ đã được điều động triển khai cho USS Wasp (LHD 1) các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35B. "Đây là một quyết định lịch sử", Đại tá Tye R. Wallace, sỹ quan chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 31 cho biết. "F-35B là loại máy bay có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho lính thủy quân lục chiến trên mặt đất".

Với việc trang bị F-35B cho những tàu đổ bộ lớp Wasp sẽ nâng cao sức mạnh chiến đấu của hải quân Mỹ. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp mang theo tiêm kích tàng hình F-365B còn có sức mạnh chiến đấu vượt cả tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc và Nga.

"Trang bị các máy bay F-35B Lightning II cho tàu USS Wasp là một trong những bước tiến quan trọng nhất về khả năng chiến đấu cho Thủy quân lục chiến Hải quân Mỹ", Chuẩn Đô đốc Brad Cooper nhấn mạnh trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 5-3. Việc trang bị các tiêm kích tàng hình F-35 cho hải quân giúp Mỹ duy trì được ưu thế không quân trước Nga và Trung Quốc, thực hiện các đòn tấn công chính xác cũng như khả năng xâm nhập không phận của đối phương.

Tàu đổ bộ lớp Wasp là lớp tàu đốc đổ bộ tấn công mang trực thăng (LHD) và mang cả tiêm kích cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Loại tàu này được công ty Ingalls Shipbuilding chế tạo cho Hải quân Mỹ dựa trên lớp tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng (LHA) lớp Tarawa.

Chiếc tàu đổ bộ lớp Wasp đầu tiên đã được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ vào ngày 29-7-1989. Tổng cộng có 8 tàu lớp Wasp hiện đang có trong biên chế Hải quân Mỹ. Trong khi đó phiên bản F-35B được thiết kế có thể cất - hạ cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn.

Dù mang nhiều tai tiếng đặc biệt là việc đội chi phí trong phát triển, tuy nhiên những thử nghiệm cho thấy dòng tiêm kích F-35 có sức mạnh vượt trội so với máy bay thế hệ thứ 4, trong các cuộc tập trận giả định F-35 thắng với tỷ số 18-0 trước Typhoon của Châu Âu và 19-0 trước máy bay Rafale của Pháp.

Giới quan sát nhận định F-35 có tính năng chiến đấu chỉ đứng sau máy bay F-22 và cũng là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 trên thế giới chính thức đi vào biên chế sau F-22 trong khi những máy bay thế hệ thứ 5 của Nga và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Theo Business Insider, quyết định lịch sử điều tàu đổ bộ tấn công mang tiêm kích F-35B của Hải quân Mỹ sẽ là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc và Triều Tiên. 

Bình luận (0)

Lên đầu trang