(CAO) Các biện pháp phong toả ngăn đà lan của dịch coronavirus chủng mới (nCoV) tại Ấn Độ, kéo dài trong 3 tuần đã khiến tình hình ô nhiễm không khí được cải thiện rõ rệt.
Thường ngày các hoạt động giao thông của người dân, sản xuất phát thải ra khí ô nhiễm ở các nhà máy khiến các hạt bụi mịn lơ lửng trong không khí, che khuất tầm nhìn ở đường chân trời và các cảnh vật.
Những ngày qua, Daily Mail đưa tin lần đầu tiên sau 30 năm, khi không khí đỡ ô nhiễm, người dân ở những nơi như Jalandhar ở bang Punjab có thể phóng tầm mắt để thấy được các đỉnh núi tuyết của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) hùng vĩ nằm cách nơi ở hàng trăm km.
Những đỉnh núi bạc đầu của dãy Hy Mã Lạp Sơn được nhìn thấy từ rất xa, lần đầu tiên sau 30 năm nhờ không khí bớt ô nhiễm - Ảnh: Twitter
Himalaya là dãy núi linh thiêng trên Thế giới, hình thành do hai mảng kiến tạo Á – Âu và Ấn Độ va vào nhau, tạo thành những đỉnh núi cao nhất Thế giới, trong đó có đỉnh Everest cao nhất Thế giới trên 8000m. Dãy núi này chạy theo chiều đông – tây nằm vắt qua biên giới Ấn Độ với Trung Quốc.
Việc thấy được những đỉnh bạc đầu vì tuyết phủ của dãy núi này từ khoảng cách xa đang được lan truyền rầm rộ trên mạng xã hội.
Dịch Covid-19 bên cạnh những mặt tiêu cực như ảnh hưởng để đời sống, xã hội, kinh tế, gây thiệt hại về nhân mạng thì mặt khác nó đã đem đến mặt tích cực về môi trường khi giúp môi trường cải thiện hơn nhờ các hoạt động phong toả ngăn dịch.
Hình ảnh cư dân mạng chụp được từ địa phương cho thấy dãy núi hiện lên mờ ảo, hằng ngày bị che lấp bởi không khí ô nhiễm - Ảnh: Twitter
Dãy núi tuyết hiện lên xanh thẳm trên nền trời xanh, nhiều người dân địa phương lần đầu mới thấy - Ảnh: Twitter
Một người dân ở bang Punjab đăng tải trên Twitter dòng tweet rằng lần đầu tiên sau 30 năm mới thấy cảnh tượng này - Ảnh: Twitter
Dãy Hy Mã Lạp Sơn ẩn hiện từ phía xa xa - Ảnh: Twitter
Không khí trong lành nhờ các biện pháp phong toả dịch Covid-19 mới tạo ra dịp để ngắm được dãy núi này cách xa hàng trăm cây số - Ảnh: Twitter