(CAO) Năm nay nữ hoàng Anh quốc Elisabeth II đã 89 tuổi, nên cuộc viếng thăm này được nước Đức sửa soạn đón tiếp rất trọng thể, vì họ nghĩ rằng, đây có thể là lần cuối cùng nữ hoàng công du tại nước Đức.
Báo chí Đức bình luận, dù trên nguyên tắc thể chế, nữ hoàng Elisabeth II không có quyền lực can thiệp vào chính trường, nhưng trên thực chất bà vẫn có một "quyền lực mềm" qua cá nhân, sự xuất hiện và cương vị nữ hoàng.
Vì thế nữ hoàng Anh được xem là một "vũ khí ngoại giao" bí mật, để nói và truyền những gì mà chính phủ Anh và thủ tướng Anh muốn nói mà không nói được. Thủ tướng Cameron đã tổ chức đi công du nước Đức này cho bà.
Nữ hoàng Anh Elisabeth II và tổng thống Đức Joachim Gauck trong bữa đại tiệc tại lâu đài Bellevue, Berlin, Đức, 2015- Ảnh: Tạp chí Der Spiegel
Nữ hoàng Anh tuyên bố trong diễn văn đọc trước bữa đại tiệc tại lâu đài Bellevue, Berlin Đức như sau." Chúng tôi biết rằng, một sự chia rẽ của châu Âu là nguy hiểm và chúng tôi phải cẩn trọng quan tâm đến điều ấy. Đó cũng vẫn là một cố gắng chung của chúng ta" (tức là ám chỉ châu Âu, vì vua chúa phương Tây khi nói về mình thì không xưng là "tôi", mà xưng là "chúng tôi").
Cũng trước bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý về quyết định rút hay không rút ra khỏi khối Liên Minh châu Âu sẽ diễn ra trong năm 2017, tổng thống Đức Joachim Gauck cũng nhắn nhủ: " Châu Âu cần nước Anh. Một châu Âu đoàn kết, một liên minh mạnh sẽ là một sự Bền Vững, Hòa Bình và Tự Do cho tất cả chúng ta".
Trước đó, thủ tướng Angela Merkel cũng đã hội kiến với nữ hoàng Elisabeth II về chủ đề Trưng cầu dân ý Anh nói trên, để sử dụng ảnh hưởng của nữ hoàng lên thái độ bầu cử của dân chúng.
Nữ hoàng Anh Elisabeth II hội kiến thủ tướng Angela Merkel tại Berlin, 2015- Ảnh: Tạp chí Der Spiegel
Thủ tướng Anh David Cameron vẫn còn đang dùng viễn ảnh một cuộc Brixit (Anh quốc rút ra khỏi khối Liên minh châu Âu) để gây áp lực, đặt điều kiện đòi hỏi phải có "cải tổ" và sửa đổi.
Người ta thấy rõ sự kết hợp của thủ tướng Anh và nữ hoàng Anh, bên đánh bên đỡ.
Nữ hoàng Anh Elisabeth II trước tấm tranh vẽ, quà tặng của tổng thống Đức "Đây là cha của chúng tôi sao ?!" Không, chúng tôi không nhận ra ông !"- Ảnh: Tạp chí Der Spiegel
Nhưng khi nhận món quà của nước Đức tặng, môt tấm tranh vẽ bởi nữ họa sĩ Nicole Leidenfrost thì nữ hoàng ngạc nhiên và khá thất vọng. Tấm tranh vẽ lại một bức ảnh nữ hoàng còn là một cô bé ngồi trên một con ngựa con, do cha bà cầm dây cương để dạy cho con cưỡi ngựa. Bà hỏi tổng thống Đức "Đây là cha tôi sao ?!", với một nụ cười lịch sự rất...Anh quốc. Qua hình vẽ, bà trả lời "Không", bà không nhận ra hình vẽ trong tấm tranh là cha của bà.
Trong khí đó, nữ hoàng tặng lại nước Đức một cuốn sách viết bằng tiếng Đức của thế kỷ thứ 19.
Trong chuyến công du ba ngày từ Thứ ba 23-06 đến Thứ sáu 26-06-2015, nữ hoàng Anh Elisabeth II, cùng với sự hộ tống của phu quân, hoàng thân Philipp, sẽ viếng thăm ba thành phố Berlin, Frankfurt và Celle.
Báo chí Đức có vẻ tò mò và ngạc nhiên khi biết nữ hoàng Elisabeth II và phu quân chỉ có một phòng chung trong khách sạn Adlon tại Berlin.