(CAO) Theo đánh giá của các chuyên gia, với vị trí chiến lược và quỹ đất dồi dào, cùng với đó là định hướng quy hoạch trở thành khu siêu kinh tế trọng điểm của Tây Nam Bộ. Tương lai không xa, Long An sẽ chính thức "soán ngôi" Bình Dương, Đồng Nai để trở thành thị trường trọng điểm của nhà đầu tư.
Trục hành lang kinh tế Đông – Tây
Được đánh giá là địa phương đầy tiềm năng khi nằm ngay cửa ngõ giữa hai miền Đông và Tây Nam Bộ. Trong thời gian qua, Long An đã đẩy mạnh tập trung vào hoàn thiện hệ thống hạ tầng nhằm thu hút sự đổ bộ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phát triển kinh tế địa phương. Theo thống kê, tính đến tháng 3/2021, Long An là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,2 tỷ USD.
Theo nhận định của các chuyên gia, sở dĩ địa phương này dần trở thành điểm hạ cánh của các nhà đầu tư ngoại bởi bên cạnh vị thế đắc địa, gần với các cảng biển của TP HCM như: Cát Lái cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước. Hệ thống giao thông kết nối giữa Long An đi các địa phương khác như tỉnh lộ 830, quốc lộ 50, cao tốc Trung Lương - TP HCM, quốc lộ 1, sắp tới là tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành… chính là những điểm cộng giúp địa phương gia tăng lợi thế, thu hút nguồn vốn FDI.
Hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước được đề xuất trở thành khu siêu kinh tế Long An trong thời gian tới
Thêm vào đó, mới đây, trong buổi tọa đàm về “Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao” diễn ra vào ngày 19/04 vừa qua. Ban quản lý Khu kinh tế Long An đã đưa ra đề xuất về việc hình thành khu siêu kinh tế với quy mô rộng 32.000ha. Dự án gồm 7 khu chức năng, gồm khu đô thị vệ tinh 1 (Cần Giuộc); khu đô thị vệ tinh 2 (Cần Đước); khu đô thị giáo dục, y tế, thể dục thể thao; khu đô thị phụ trợ; khu công nghiệp - cảng biển quốc tế; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và khu đô thị sinh thái. Dự kiến, khi đề xuất được thông qua chủ trương, Long An sẽ trở thành điểm đấu nối quan trọng với các khu vực kinh tế khác Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ hay các thành phố du lịch như TP.HCM, Vũng Tàu, Phnom Penh (Campuchia).
Có thể nói, với những chủ trương tháo gỡ “điểm nghẽn” cùng quỹ đất sạch dồi dào, giới chuyên môn cho rằng, trong năm 2021 và cả những năm tiếp theo, Long An sẽ là điểm sáng của các dự án BĐS Công nghiệp. Đặc biệt là nhóm logistics hậu cần kho bãi.
Phát triển đô thị vệ tinh
Trước những tiềm năng về đòn bẩy hạ tầng, cùng với đó là sự hình thành của các khu – cụm công nghiệp đang ngày một nở rộ trên địa bàn tỉnh. Nhiều “ông lớn” BĐS đã và đang đồng loạt triển khai các dự án đô thị vệ tinh về Long An, đón đầu xu hướng giãn dân của thành phố cũng như chào đón sự gia tăng dân số cơ học về địa phương trong thời gian tới.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến dự án đô thị vệ tinh The Sol City được đầu tư và phát triển bởi Thắng Lợi Group. Dự án tọa lạc ngay vị trí giao thoa giữa huyện Bình Chánh (Tp.HCM) và huyện Cần Giuộc (Long An) – địa phương đang nằm trong chính sách quy hoạch trở thành khu siêu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Vì thế, dù đã ra mắt vào tháng 12/2020, The Sol City vẫn là dự án đầy tiềm năng thu hút sự chú ý của đông đảo giới đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực.
Được quy hoạch với tổng quy mô 103ha, The Sol City được phát triển dựa trên những giá trị trở về cội nguồn, nâng cao giá trị sống, đáp ứng nhu cầu nhà ở dành cho cư dân và chuyên gia trong bối cảnh địa phương này đang ghi nhận sự xuất hiện ngày một tăng của các cụm, khu BĐS Công nghiệp quy mô lớn đến từ các nhà đầu tư ngoại.
Hạ tầng The Sol City hiện đã hoàn thiện đến 90%
Xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở cân bằng, tôn trọng tự nhiên. Vì thế, dự án dành đến 43.000m2 để phát triển các mảnh xanh, tích hợp đến 39 tiện ích nội khu, đảm bảo không gian sống trong lành dành cho cư dân khi chuyển về đây sinh sống. Hiện, theo tiết lộ của đơn vị đầu tư và phát triển dự án Thắng Lợi Group, dự án đang tăng tốc hoàn thiện hạ tầng, nhiều hạng mục như Đại lộ Thắng Lợi, khu thể thao đa năng, bến thuyền kayak, khu trải nghiệm Montessori đã hoàn thiện gần như 100% và đi vào vận hành. Ngoài ra, dự án còn có pháp lý rõ ràng, minh bạch, sổ hồng riêng từng nền sở hữu vĩnh viễn.