(CATP) “Tội phạm ngày càng trẻ hóa, hành vi phạm tội ngày càng man rợ, những thảm án liên tiếp xảy ra là hiện tượng bất thường phản ánh phần nào các giá trị đạo đức đang đảo lộn, văn hóa xuống cấp, con người vô cảm ” - Tiến sĩ tâm lý học Đinh Phương Duy, đại biểu HĐNDTP, Phó GĐ Học viện cán bộ TPHCM - cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên.
PV: Thưa tiến sĩ, tại phiên họp HĐND TPHCM, ông đã rất trăn trở trước tình hình phạm tội của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là sau những vụ trọng án vừa qua.
TS Đinh Duy Phương
|
Ngày 17-12, Tòa án Bình Phước và Tòa án Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra xét xử hai vụ thảm án và đề nghị tử hình Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến (vụ Bình Phước) và Trần Văn Điểm (vụ Bà Rịa - Vũng Tàu). Ông cảm nhận thế nào khi các bị cáo có tuổi đời còn quá trẻ
|
TS Đinh Duy Phương: Trước cái ác man rợ, không chỉ bản thân tôi mà bất cứ ai, cũng đều sẽ bàng hoàng, căm phẫn và cảm thấy bất an. Cái ác sẽ phải trả giá nhưng điều day dứt là trong các vụ án này các bị cáo đều quá trẻ. Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Không phải một sớm một chiều mà các đối tượng có hành động tàn nhẫn như vậy. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự rối loạn nhân cách, lệch chuẩn, chai sạn cảm xúc. Chúng hành động theo sự thúc đẩy bản năng nhằm thỏa mãn nhu cầu thấp hèn trước mắt, mà không hề nghĩ đến hậu quả.
|
PV: Là nhà nghiên cứu tâm lý, theo ông tội phạm ngày càng trẻ hóa là do nguyên nhân từ đâu?
|
TS Đinh Duy Phương: Theo tôi, hiện nay giới trẻ chịu rất nhiều áp lực và sức ép cạnh tranh từ việc học hành, môi trường xã hội, thông tin, việc làm... Do thiếu hiểu biết và những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, không ít người trẻ đã không thích nghi được. Các bạn trẻ rơi vào hoàn cảnh này thường bị sang chấn và tổn thương tinh thần, không định vị được giá trị cuộc sống, hoang mang, dễ bị tổn thương và thường chạy theo giá trị ảo... Khi nhu cầu cá nhân không được thỏa mãn, họ thường suy nghĩ tiêu cực và xảy ra hành động cực đoan, gây tội ác.
Bên cạnh đó, tội phạm ngày càng trẻ hóa còn do hiện tượng có rất nhiều nên thiếu niên dậy thì sớm. Đây là lứa tuổi có rất nhiều biến động về tâm lý, sinh lý và chịu nhiều tác động từ môi trường sống. Trong khi không ít gia đình còn thiếu quan tâm, các em dễ bị sự tác động của văn hóa, lối sống lệch lạc, sự suy thoái về đạo đức, sự vô cảm trong lỗ hổng trong xã hội, giáo dục, môi trường sống phức tạp...
|
PV: Theo ông, giải pháp nào để ngăn ngừa tội phạm trẻ trong bối cảnh hiện nay?
|
TS Đinh Duy Phương: Để hạn chế tình trạng này, mỗi chúng ta cần chung tay, góp sức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đạo đức. Bên cạnh đó, cần xây dựng và chăm chút các chuẩn mực xã hội cũng như đời sống tinh thần cho người dân, nhất là người trẻ. Môi trường lành mạnh sẽ tạo ra sức đề kháng tốt, đẩy lùi cái ác. Muốn có được điều này, đòi hỏi trách nhiệm của hệ thống giáo dục, các cơ quan đoàn thể và hơn thế, các bậc làm cha làm mẹ phải quan tâm hơn nữa đến con mình, phải là tấm gương và chỗ dựa cho con cái. Chúng ta phải trang bị cho giới trẻ kỹ năng sống và hiểu biết pháp luật để thế hệ trẻ có đủ sức đề kháng trước cái xấu, cái ác. Ngoài ra, theo tôi cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm.
|