Phải dựa vào dân mà xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Thứ Sáu, 24/01/2020 15:45

|

(CATP) Một trong những đóng góp quan trọng nổi bật của Hồ Chí Minh về lý luận chính là quan niệm Đảng cầm quyền. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để.

Đảng phải là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân vànhân dân lao động. Người đòi hỏi Đảng và từng tổ chức Đảng, cán bộ và đảng viên phải nêu cao tính tiền phong vàgương mẫu để thực sự là những tấm gương sáng cho quần chúng tin tưởng và noi theo.

Muốn vậy Đảng phải nêu cao tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, cósức chiến đấu. Đảng phải tỏ rõbản lĩnh của một Đảng cách mạng, Đảng chiến đấu, Đảng hành động. Nguyên tắc cốt tử của Đảng là tập trung dân chủ và Người cũng thường nhấn mạnh dân chủ tập trung, bảo đảm lãnh đạo tập thể gắn liền với cá nhân phụ trách. Kỷ luật của Đảng phải thật nghiêm minh, là “một thứ kỷ luật sắt”, thống nhất ý chí và hành động, dựa trên sự tự giác của mỗi đảng viên, nhất là của cán bộ lãnh đạo và tập thể cơ quan lãnh đạo (các cấp ủy và từng cấp ủy viên, từ chi bộ tới Trung ương).

Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sức mạnh của Đảng, sức sống và sức chiến đấu của Đảng. Đây là vấn đề hệ trọng, được Người thường xuyên nhấn mạnh với tính nhất quán triệt để, đến Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân thì thực sự là một sự kết tinh tất cả những gì mà Người hằng quan tâm, đã từng trải nghiệm, tìm tòi lý luận và tổng kết thực tiễn từ hoạt động của Đảng, nhất là từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.

Một trong những luận điểm quan trọng của Người về Đảng chân chính cách mạng là nói về thái độ và hành động của Đảng trước những khuyết điểm, sai lầm mà Đảng và cán bộ đảng viên có thể mắc phải. Đó là Đảng phải tỏ rõ thái độ dũng cảm và tính phê phán nghiêm túc, trung thực mà sâu xa là trách nhiệm của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, đối với cuộc sống của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, một Đảng mà che giấu khuyết điểm sai lầm, không dũng cảm thừa nhận sai lầm, không quyết tâm sửa chữa những sai lầm mắc phải thì sẽ là một Đảng hỏng. Một Đảng biết thừa nhận khuyết điểm, sai lầm, bình tĩnh và sáng suốt phân tích nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh đã dẫn tới những sai lầm, khuyết điểm ấy, kiên quyết sửa chữa khắc phục cho bằng được thìsẽ là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.

Đây là điển hình cho nguyên tắc và lập trường tính Đảng Cộng sản của Người. Tư tưởng đó của Người mãi mãi còn giá trị và luôn có tính thời sự đối với Đảng ta trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Một phát kiến lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền là chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức. Đó là đạo đức cách mạng. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh thực sự có những đóng góp ở tầm phát kiến vềlý luận xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, làm sâu sắc và phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chỉ riêng “12 điều xây dựng Đảng cách mạng chân chính” mà Người nêu ra trong “Sửa đổi lối làm việc” từ năm 1947 đã là sự tiếp nối, sự phát triển hợp lô gích những tư tưởng của Người về Đảng trong “Đường Cách mệnh”, năm 1927. Các tác phẩm Người viết cách đây 70 năm như “Đảng ta”, “Cần kiệm liêm chính” và“Dân vận” năm 1949, đủ cho thấy Người đã nhạy cảm và sâu sắc như thế nào khi bàn tới nội dung xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng về đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi người dân Pác Bó, Cao Bằng năm 1961. Ảnh tư liệu

Cho đến “Di chúc” (1965 - 1969) và tác phẩm lý luận cuối cùng của Người, được công bố đúng vào dịp sinh nhật Đảng lần thứ 39 (ngày 03/02/1969) “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” thì sự quan tâm của Người về đạo đức trong Đảng càng nổi bật.

Trong hàng ngũ các lãnh tụ cộng sản, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh là người quan tâm nổi bật nhất và có những kiến giải hệ thống nhất về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, cũng là người nhấn mạnh nhiều nhất tới vấn đề đạo đức cách mạng của Đảng, của cán bộ đảng viên và xây dựng Đảng về đạo đức, từ đó đề cập tới văn hóa của Đảng, nhất là của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Đến Di chúc mà Người đã công phu sửa chữa, hoàn thiện suốt bốn năm cuối đời (1965 - 1969), Người đã để lại cho Đảng ta cảmột hệ thống quan điểm lý luận và phương pháp quý giá về xây dựng Đảng gắn liền với chỉnh đốn Đảng, kết tinh cả Tư tưởng - Đạo đức và Phong cách của Người. Có thể nhấn mạnh vào những điểm nổi bật:

Một, Phải dựa vào dân mà xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Dựa vào dân mà xem xét các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước, sao cho phù hợp nhất với ý nguyện của dân, thuận lòng dân. Cũng luôn luôn phải dựa vào dân để chấn chỉnh tổ chức, bộ máy, giáo dục và kiểm soát cán bộ.

Hai, Phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trítrong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Ba, Tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển sức chiến đấu, sức mạnh của Đảng, có lý, có tình, có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Bốn, Đảng là đạo đức, là văn minh. Muốn vậy, phải thật sự tiêu biểu cho đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, thật sự chí công vô tư, kiên quyết đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Năm, suốt đời gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao đức hy sinh, sự gương mẫu, một tấm gương sống còn có giá trị, ý nghĩa hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Đó là những điểm đặc sắc, những đóng góp nổi bật của Hồ Chí Minh về lý luận xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền

Bình luận (0)

Lên đầu trang