Những hình ảnh ấn tượng thập kỷ qua

Thứ Bảy, 28/12/2019 22:52  | Anh Duy

|

(CAO) Năm 2019 kết thúc cũng là lúc Thế giới trải qua thập kỷ thứ 2 của Thế kỷ 21 với những biến động khôn lường.

Đó là những thảm hoạ thiên tai và nhân tai như trận động đất kinh hoàng ở Haiti, vụ nổ dàn khoan nước sâu Horizon, cơn binh biến Mùa xuân Ả Rập làm thay máu hàng loạt chính quyền ở Bắc Phi và Trung Đông. Hay dịch bệnh Ebola bùng phát ở Châu Phi gây ra cái chết đau đớn cho những nạn nhân.

Tất cả những biến động đó đã lọt vào tầm ngắm của các nhiếp ảnh gia quốc tế khi họ giơ máy lên. 

Cindy Tersme than khóc quằn quại trên đống xà bần của ngôi trường  Ecole St. Gerard ở Port-au-Prince, Haiti sau khi trận động đất mạnh  7,0 độ ricter quét qua tháng 1-2010. Cindy tìm được xác của em trai 14 tuổi Gaelle Dersmorne trong đó - Ảnh: Getty

 

Học sinh rời khỏi hiện trường vụ xả súng ở trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, Mỹ vào tháng 12- 2012. 6 người lớn và 20 trẻ em bị giết trong vụ việc. Kiểm soát súng đạn trở thành đề tài bàn thảo ở Mỹ từ năm này qua năm khác nhưng văn hoá súng đạn ở nước này đã trở thành thói quen tâm căn cố đế - Ảnh: Shannon Hicks/Newtown Bee

Quang cảnh kinh hoàng của vụ đánh bom tự sát ở đến Abul Fazel ở Kabul, Afghanistan tháng 12-2011. 1 thập kỷ trôi qua đất nước này vẫn chìm trong lửa khói vì tàn dư của Taliban bất chấp sự can thiệp của Mỹ sau vụ tấn công khủng bố 11-9 - Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Obama và các thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia theo dõi chiến dịch tiêu diệt tay trùm khủng bố Osama bin Laden từ Phòng tình huống của Nhà Trắng vào tháng 5-2011 - Ảnh: Getty

Một phiến quân ăn mừng khi chỉ huy của anh ta nã tên lửa vào lực lượng quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Libya -  Moammar Gadhafi vào tháng 4-2011. Cơn binh biến Mùa xuân Ả Rập khiến những chính quyền như Gadhafi bị lật đổ. Ông bị giết vào tháng 10-2011 sau khi bị lực lượng quân nổi dậy bắt giữ. Ông nắm quyền ở nước này kể từ năm 1969 - Ảnh: Chris Hondros/Getty Images

Bức ảnh chụp cô gái người Afghanistan - Aesha Mohammadzai xuất hiện trên bìa tạp chí Time số tháng 8- 2010 bị chồng làm cho lực lượng Taliban và anh rể cắt mũi vài tai vì chạy trốn khỏi họ. Cô trở thành biểu tượng của phụ nữ bị đối xử tàn bạo ở đất nước chìm trong bom đạn này - Ảnh: Jodi Bieber

Một con chim với thân thể dính váng dầu ở bờ biển bang Louisiana, Mỹ. Ảnh chụp vào tháng 6-2010, hai tháng sau vụ nổ dàn khoan nước sâu Horizon của tập đoàn sản xuất dầu khí BP trên Vịnh Mexico. Đây được đánh giá là một trong những thảm hoạ môi trường tồi tệ nhất mà nước Mỹ phải đối mặt - Ảnh: AP

Nhà sáng lập tổ chức WikiLeaks - Julian Assange được nhìn thấy phía sau tấm kính dày của cửa sổ chiếc xe cảnh sát vào tháng 12-2010 trên đường di chuyển đến một nhà tù ở London, Anh. Assange điều hành tổ chức chuyên rò rỉ các tài liệu chưa được phân loại của chính phủ cùng các đoạn video. Suốt thập kỳ qua ông trú tị nạn trong sứ quán Ecuador ở London trước khi bị bắt vào năm 2019. Ông trở thành đối tượng Mỹ muốn dẫn độ về xét xử. Nhân vật này nhiều lần nói mình không làm gì sai - Ảnh: Akira Suemori/AP​

 

Những đợt sóng thần ập vào vùng Miyako, Nhật Bản sau trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra vào tháng 3-2011. Thiên tại cũng ảnh hưởng đến một số lò phản ứng hạt nhân trong khu vực. Đây là trận động đất lớn nhất từng đánh vào Nhật Bản từ trước đến nay - Ảnh: Mainichi Shimbun/Reuters​

Hoàng tử Anh William trao nụ hôn cho vợ Catherine ở ban công điện Buckingham vào tháng 4-2011. Đám cưới Hoàng gia diễn ra với sự theo dõi của hàng triệu người trên toàn cầu - Ảnh: Dylan Martinez/Reuters

Ngoại trường Mỹ Hillary Clinton kiểm tra thông tin trên điện thoại BlackBerry của bà, trên chuyến bay của một máy bay quân đội vào tháng 10-2011. Bà sau đó bị FBI điều tra về cáo buộc sử dụng hòm thư điện tử cá nhân để phục vụ công việc. Sau đó cuộc điều tra được ngưng lại - Ảnh: Kevin Lamarque/AP

Một người biểu tình biểu thị cử chỉ vui mừng phấn khởi khi trụ sở phái đoàn Mỹ ở Benghazi, Lybia bị phóng hoả vào tháng 9-2012 khiến đại sứ Mỹ và 3 công dân quốc tịch Mỹ bị giết, Biểu tình chống Mỹ bùng lên sau khi một đoạn video sản xuất ở Mỹ có cảnh châm biếm nhà tiên tri  Mohammed của đạo Hồi. Nhưng vụ tràn vào trụ sở của phái đoàn Mỹ sau đó được xác định là một vụ tấn công khủng bố - Ảnh: Esam Al-Fetori/Reuters

Cảnh công viên ờ Seaside Heights, bang New Jersey, Mỹ hoang tàn sau khi bị siêu bão Sandy quét qua vào tháng 10-2012. Thập kỷ qua chứng kiến thiên tai ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu - Ảnh: Getty

Những người di cư Châu Phi ở Djibouti giơ cao điện thoại để bắt sóng gọi về cho bà con ờ quê nhà Somalia vào tháng 2-2013.  Djibouti nằm ở khu vực vùng sừng Châu Phi là điểm trung chuyển của dòng người di cư Châu Phi tìm đường đến Châu Âu và Trung Đông với ước mong kiếm được một cuộc sống chất lượng hơn - Ảnh: John Stanmeyer/VII/National Geographic

 

Khung cảnh hoảng loạn ở giải Boston Marathon vào tháng 4-2013 trong vụ đánh bom gây chấn động nước Mỹ - Ảnh: John Tlumacki/The Boston Globe

 

Cảnh những người Rohingya vớt thực phẩm do quân đội Thái Lan tiếp tế tháng 5-2015. Họ là sắc dân Hồi giáo bị ruồng rẫy ở quê nhà Myanmar, đất nước với đa số dân theo đạo Phật nên phải tìm đường ly hương - Ảnh: Getty

Bình luận (0)

Lên đầu trang