Phi đội máy bay vũ trang không người lái của Ấn Độ

Thứ Hai, 29/06/2015 11:20  | Thanh Phong

|

 

(CAO) Khi Pakistan đang cải tiến một thiết bị bay không người lái có vũ trang (UAV) với sự trợ giúp của Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định đẩy nhanh tốc độ phát triển phi đội UAV của riêng mình. 

 

Tiến trình vũ khí hóa một UAV phát triển trong nước đã bắt đầu và đòi hỏi nhiều yếu tố để vận hành một phi đội UAV vũ trang, chẳng hạn như một hệ thống làm tăng độ chính xác dựa vào vệ tinh (SBAS) và các vệ tinh viễn thông quân sự chuyên dụng.

Việc vũ trang hóa cũng đang được tiến hành trên thiết bị bay chiến đấu không người lái tàng hình (UCAV).

Từ lâu nay, trong khi quân đội Ấn Độ điều hành các UAV do Israel sản xuất cho vai trò chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát, và thậm chí còn sở hữu chiếc máy bay tự sát chống radar cũng từ Searcher & Heron của Israel, nước này vẫn chưa có UAV phóng tên lửa.  

Bước tiến trong việc vũ trang hóa UAV phù hợp với học thuyết phòng vệ mạnh mẽ hơn của Ấn Độ

New Delhi đang thay đổi điều đó, với Cơ quan Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng của họ bắt đầu làm việc nghiêm túc trên dự án vũ trang cho UAV có sức chịu đựng lâu, tầm trung Rustom-I. Các chuyến bay thử nghiệm dự tính bắt đầu trong năm nay.

Không giống như Trung Quốc, phi đội UAV có vũ trang của Ấn Độ về cơ bản sẽ được chính họ sử dụng và không định xuất khẩu. Động thái vũ trang hoá UAV của Ấn Độ thực ra là một phản ứng đối xứng với những gì mà Trung Quốc và Pakistan đang làm trong lĩnh vực này cũng như một phản ứng đối với các chiến thuật bất đối xứng mà các đối thủ của Ấn Độ đang sử dụng.

UAV vũ trang đang được định nhắm là một tuỳ chọn mở rộng đối với các phản ứng của quân đội Ấn Độ, khi nó phải tăng cường các hoạt động làm vô hiệu hoá những yếu tố khủng bố đặt ở các cơ sở xa xôi tại các nước láng giềng.

Việc sử dụng các UAV vũ trang cho các cuộc tấn công chính xác sẽ giúp quân đội Ấn Độ dễ dàng hơn trong hoạt động phá các mục tiêu, thay vì phái gởi các lực lượng đặc biệt tới, sẽ quá nguy hiểm và phức tạp. Nói chung, việc theo đuổi vũ trang hoá cho máy bay không người lái là tương xứng với học thuyết Modi-Doval, trong đó tìm cách đưa Ấn Độ vào vị trí một quốc gia không thích triển khai quyền lực cứng cho các yêu cầu an ninh quốc gia.

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang