Trái đất vừa 'hứng chịu' vụ nổ thiên thạch gấp 10 lần bom nguyên tử

Thứ Tư, 20/03/2019 00:44

|

(CAO) Theo RT ngày 19-3 đưa tin, một vụ nổ thiên thạch lớn thứ 3 trong thế kỷ đã xảy ra vào ngày 18-12-2018, với sức công phá gấp 10 lần so với bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Vụ nổ đã xảy ra trên bầu trời biển Bering, ngoài khơi bán đảo Kam Kamatatka, Nga. Sự kiện được phát hiện bởi 16 trạm giám sát trên khắp thế giới, được thành lập để phát hiện các vụ nổ hạt nhân trong bầu khí quyển trái đất. Dấu vết khói của nó được chụp bởi vệ tinh thời tiết Himawari-8 của Nhật Bản, lúc đó đang tình cờ chụp ảnh khu vực đó.

Trái đất từng "hứng chịu" một vụ nổ có sức công phá gấp 10 lần bom nguyên tử - Ảnh: Pixabay

Vụ nổ thiên thạch trên biển Bering khi đó được cho là gần một đường bay của hãng hàng không thương mại đang di chuyển giữa Bắc Mỹ và châu Á, tuy nhiên, không có báo cáo nào về vụ việc. Nhà thiên văn học của  của Đại học Queen, Alan Fitzsimmons cho biết: "Khi các thiết bị đo được sóng siêu âm dạng này, nó được hiểu là vừa có một sự giải phóng năng lượng lớn".

NASA tiến hành nghiên cứu độc lập vào sự kiện bằng cách sử dụng các vệ tinh quân sự của Mỹ, và đã có thể xác định rằng thiên thạch di chuyển với tốc độ 115.200 km/h và phát nổ ở độ cao 25.6 km. Các nhà khoa học cũng đo được kích thước của thiên thạch có đường kính khoảng 10 m, với trọng lượng 1.400 tấn. NASA cũng ghi lại sự xuất hiện của 774 thiên thạch trong khí quyển kể từ năm 1988, phần lớn trong số đó phát nổ vô hại trên các đại dương.

Bình luận (0)

Lên đầu trang