(CAO)Từ giữa tháng 5-2015, giá của cau non, cam non, bông thanh long trên nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở nên cao bất ngờ, khi các thương lái tìm đến thu mua với giá cao.
HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG
Hiện nay, các thương lái đang tìm mua cau non xuất hiện ở huyện Phong Điền (Cần Thơ), huyện Cầu Kè (Trà Vinh), Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng...
Theo ông Nguyễn Văn Ba (ngụ ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Nhơn Điền) cho biết, mấy chục năm nay, người dân trồng cau chủ yếu là để lấy bóng mát, trái cau già dùng để ăn trầu. “Thế nhưng hiện nay, một ký cau già có giả 4-5 ngàn đồng thì cau non có giá đến 70.000 đồng/kg. Ruột cau non màu trắng, có nước, rất khó sản xuất ra sản phẩm gì”.
Cau được hái nguyên buồng để bán cho thương lái hoặc các điểm thu mua.
Ông S., một thương lái thu mua cau non tại huyện Phong Điền khẳng định: “Mỗi ngày tôi mua từ 200-400 kg cau non rồi bán lại cho một chủ khác vận chuyển lên TP.HCM. Số cau này được vận chuyển bằng máy bay ra Hải Phòng, từ đây sẽ xuất sang Trung Quốc tiêu thụ tại các chợ”. Theo ông S., cau non sau khi mua phải vận chuyển gấp trong ngày nên phải thuê khoảng 10 người để phụ, chủ yếu là lặt trái rồi bỏ vào thùng đưa lên xe tải.
Một điểm thu mua cau tại huyện Phong Điền.
Cùng thời gian này, khu vực 2 tỉnh Tiền Giang, Long An, một số thương lái lùng sục mua bông thanh long, không mua trái. Theo đại diện UBND xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết, thương lái thuê 1.000 m² đất làm điểm thu mua bông thanh long với giá 2000-2500 đồng/kg. Mọi đầu mối thu mua tập trung về một thương lái là A Sám (ngụ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để thu gom về nước.
Bông thanh long chuẩn bị xuất sang Trung Quốc
Điểm thu mua bông thanh long tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang
Ngoài ra, tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng đang rộ lên việc thương lái tận thu cam non với giá 2.000 đồng/kg và khoảng 12.000 đồng/kg nếu cam xắt miếng phơi khô. Có đại lý mỗi ngày bán gần 2 tấn cam non cho các thương lái.
Và cũng như hiện tượng trên, nơi đến của cam non cũng là Trung Quốc, và không ai biết được là phía Trung Quốc tại sao lại có nhu cầu loại hàng này.
NGƯỜI DÂN CẦN CẢNH GIÁC
Trước hiện tượng mua bán hết sức lạ lùng này, các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần cảnh giác.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) vừa lập biên bản một chủ vựa thu mua cam non tại xã Đông Phước. Điểm này thu mua cam non của các nhà vườn khắp nơi đã 1 tháng nay với mỗi kg là 600 đồng, bán lại cho thương lái 800 đồng/kg. Mỗi ngày cơ sở này thu mua khoảng 300 kg. Trong khi, ngoài thị trường cam sành luôn có giá bán cao từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Cầu Kè, Trà Vinh cho rằng, từ trước giờ thương lái thu mua nông sản ồ ạt rồi xuất sang Trung Quốc đã để lại nhiều bài học cay đắng cho nông dân. Vì vậy, việc mua cau non số lượng nhiều là bất thường, ngành chức năng cần vào cuộc