Vào 16 giờ ngày 26-4, UBND tỉnh Đắk Nông - lần thứ hai, tổ chức buổi họp báo thông tin kết quả điều tra vụ pha trộn hỗn hợp tạp chất vỏ cà phê – lõi pin – các loại đá vụn, xảy ra tại cơ sở thu mua nông sản do vợ chồng Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) làm chủ.
Theo Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc công an tỉnh Đắk Nông, đến thời điểm này, cơ quan CSĐT công an tỉnh đã đủ chứng cứ chứng minh vợ chồng Nguyễn Thị Loan cùng 4 đồng phạm khác đã có hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
5 đối tượng liên quan đến vụ án đã bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra. Công an tỉnh Đắk Nông đã thu mẫu các phế phẩm nhuộm pin con ó gửi Viện khoa học Hình sự Bộ Công an giám định có gây độc hại hay không. Khi có kết luận sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
5 đối tượng bị bắt giữ, gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Xuân Bảo (chồng Loan), Phan Thị Dung (SN 1962, khu phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước, giám đốc công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung), Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông, giám đốc công ty TNHH một thành viên Tịnh Thơ) và Trần Văn Tuấn (SN 1976, thôn 2, xã Nâm N’Jang). Ngoài ra, Ngô Hồng Sơn (người trực tiếp cùng vợ chồng Loan thực hiện hành vi) đang bị quản chế tại địa phương.
Vợ chồng Loan - Bảo
Sơn khai rằng, làm việc tại cơ sở của Loan được khoảng 1 tháng. Công việc là pha trộn hỗn hợp trên sấy khô đóng bao rồi tập kết vào kho. Quy trình nhuộm đen do Bảo hướng dẫn Sơn thực hiện. Tạp phẩm sau đó đóng bao để tại cơ sở. Sơn trực tiếp 2 lần đi mua pin, với số tiền khoảng 200 ngàn đồng.
Loan, Bảo khai nhận việc pha chế ra hỗn hợp này để bán cho Thơ và thuê Tuấn lái xe vận chuyển sản phẩm. Thơ và Tuấn mua hỗn hợp trên bán lại cho Dung để Dung trộn vào hạt hồ tiêu. Công suất mỗi mẻ là 2 tấn/lần sấy. Với mỗi tấn sản phẩm sử dụng hết khoảng 1 thùng pin con ó loại 36 cặp, với giá 450 ngàn đồng. Cơ sở bán được 3 tấn sản phẩm với giá 3.000đ/kg.
Bảo đã cố gắng làm cho hỗn hợp này có màu sắc và kích thước như hạt hồ tiêu bình thường. Tuy nhiên, các đối tượng Tuấn, Thơ khai rằng, họ mua sản phẩm tạp chất này của Loan, Bảo với giá 9.000đ/kg, sau đó bán cho Dung 12.000đ/kg. Tuấn biết rõ Dung mua sản phẩm này nhằm trộn vào hạt hồ tiêu khô để bán ra thị trường.
Về phần Dung sau đó chỉ đạo cho nhóm bốc vác trộn vào hồ tiêu hạt khô với tỷ lệ từ 2-3% để bán. Tại kho nông sản của Dung ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước), cơ quan điều tra đã phát hiện và thu giữ 9 tấn hạt tiêu khô được trộn hỗn hợp mua từ cơ sở Loan, Bảo đóng trong 360 bao chuẩn bị xuất bán theo hợp đồng cho một công ty, nhưng chưa giao hàng.
Ngoài ra, tại rẫy cao su của Dung, cơ quan điều tra thu giữ hỗn hợp từ vợ chồng Loan – Bảo trong tình trạng đã pha trộn với vôi, phân lân, phân heo với số lượng là 315 bao tải (khoảng 10,2 tấn) mua ngày 10-4.
Các loại đá nhỏ trộn cà phê
Hiện trường kiểm tra vụ việc
Dung khai, sau khi có thông tin cơ sở sản xuất của vợ chồng Loan - Bảo bị phát hiện, nhằm đối phó với cơ quan công an, Dung đã chỉ đạo em chồng là Ba pha trộn, ủ làm phân bón để tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ số sản phẩm này.
“Đến giờ phút này, cơ quan điều tra đã phát hiện 9 tấn hạt tiêu trộn với một phần hỗn hợp mà vợ chồng Loan làm ra nhưng chưa bán được. Cơ quan CSĐT đã thu và đưa mẫu đi giám định theo quy định pháp luật”, phía cơ quan điều tra thông tin.
Ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông – người phát ngôn của UBND tỉnh Đắk Nông - khẳng định, trên cơ sở kết quả điều tra đến hôm nay thì chưa có dấu hiệu các phế phẩm đó được chế biến thành cà phê bột, hồ tiêu bột bán ra thị trường.
Theo đại tá Quy, hiện nay cơ quan CSĐT vẫn đang củng cố các lời khai, các chứng cứ để tiếp tục chứng minh, làm rõ tính chất, mức độ các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng liên quan đến vụ việc này. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Trước đó, như báo Công an TP.HCM đã đưa tin, qua các biện pháp nghiệp vụ, từ ngày 15-4 đến ngày 17-4, công an tỉnh Đắk Nông đã kiểm tra, phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ, đang sử dụng dung dịch màu đen (lõi pin hòa với nước) để ngâm, tẩm, nhuộm đen hỗn hợp (gồm vỏ cà phê, sỏi nhỏ khoảng 0,5-1mm), dùng cối trộn bê tông để trộn hỗn hợp, sau đó sấy khô đóng bao đưa đi tiêu thụ.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn công tác phát hiện trong xưởng của bà Loan có hàng chục tấn cà phê bẩn đã được trộn với đất, bột đá. Ngoài ra, tại cơ sở chế biến, lực lượng chức năng cũng thu giữ 2 chậu chứa pin (khoảng 35kg) đã được đập vỡ lấy lõi; 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10 kg); 12 tấn cà phê bột được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng lõi pin.
Trong khi tỉnh Đắk Nông chậm xử lý vụ việc gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận; tại Hội nghị toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngày 23-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tỉnh Đắk Nông khởi tố, điều tra nghiêm túc vụ việc. Ngay trong chiều tối 23-4, công an tỉnh Đắk Nông ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự với 5 đối tượng trên.
(CAO) Liên quan đến vụ hỗn hợp vỏ cà phê được tìm thấy tại một kho hàng ở Bình Phước, chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước Phạm Thị Ánh Hoa - người phát ngôn của tỉnh Bình Phước xác nhận: