(CAO) Tại tòa, đại diện Grab yêu cầu HĐXX đình chỉ vụ kiện của Vinasun vì cho rằng phía nguyên đơn không đưa ra được lý do chính đáng.
Ngày 6-2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun (viết tắt là Vinasun) phía bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (Grab).
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, Vinasun cho rằng suốt thời gian qua, Grab đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.
Đặc biệt Vinasun cáo buộc Grap lợi dụng việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07/1/2016 về “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” (gọi tắt là “Đề án 24”), Grab đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi, gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi.
Mặc dù tự nhận là “Công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải” nhưng về cơ sở pháp lý và thực tế hoạt động, Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun. Do Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận cho Vinasun.
Theo các tài liệu kiểm toán thể hiện, so với năm 2015, lợi nhuận năm 2016, và 2 quý đầu của năm 2017 của Vinasun bị mất là gần 76 tỷ đồng.
Theo văn bản của Sở GTVT, tính đến tháng 6/2017, Grab đăng ký 12.913 xe, chiếm 54,25% . Nên tổng số thiệt hại do Grab gây ra cho nguyên đơn tính theo tỉ lệ % lượng đăng ký hơn 41 tỷ.
Đến hết quý II-2017, hơn 8.000 người lao động của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi. Vì vậy, Vinasun khởi kiện yêu cầu Grab bồi thường số tiền thiệt hại này. Kèm theo đơn, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ để chứng minh Grab kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam gồm văn bản, hình ảnh và hàng chục video...
TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun phía bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (Grab).
Tại tòa, HĐXX đã tạo điều kiện để hai bên hòa giải. Tuy nhiên phía nguyên đơn yêu cầu tòa tiếp tục xét xử. Trong khi phía bị đơn lại yêu cầu HĐXX đình chỉ vụ kiện. Theo đại diện Grab trình bày cho rằng phía nguyên đơn không đưa ra được lý do chính đáng để khởi kiện. Trước sự không ai chịu ai giữa hai phía, chủ tọa cho phiên tòa tiếp tục xét xử.
Tại tòa, đại diện Grab trình bày Grab được thành lập vào năm 2012 tại Malaysia, sau đó phát triển tại VN. Trong hoạt động tại VN, Grab đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ, tạo tiện ích cho khách đi lại dễ dàng. Grab đã đăng ký kinh doanh và cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải là đúng pháp luật. Cũng tại tòa,khi nguyên đơn đặt ra nhiều câu hỏi đối với Grab nhưng đại diện của bị đơn đã không trả lời khiển chủ tọa nhiều lần nhắc nhở.
Trình bày tại tòa, đại diện Vinasun cho rằng việc khuyến mãi phải được đăng ký trước với Sở Công Thương thì Grab lại khuyến mãi tràn lan quanh năm. Phía Vinasun yêu cầu tòa buộc Grab phải kinh doanh dựa trên pháp luật về cạnh tranh công bằng. Đồng thời, Vinasun yêu cầu bồi thường hơn 41 tỉ đồng.
Sau một buổi xét hỏi, HĐXX tạm nghỉ, chiều mai phiên tòa sẽ tiếp tục.
(CAO) Trong khi cuộc chiến giữa các hãng taxi truyền thống và taxi công nghệ đang 'nóng lên' từng ngày thì cơ quan chức năng vẫn chưa có bất kỳ câu trả lời thoả đáng nào. Sau khi taxi tại TP.Hà Nội dán decal nội dung phản đối
Uber, Grab thì TP.HCM cũng đã làm điều tương tự.