(CATP) Báo Công an TPHCM ngày 11-1-2016 có đăng bài ™Kỳ cục án: Kiện ™nhầm∫ bị đơn∫, nêu việc TAND huyện Nhà Bè xét xử sơ thẩm vụ ™tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất (QSDĐ) nhưng xác định sai bị đơn nên đã bị kháng cáo, kháng nghị, thẩm phán ngay lập tức sửa án, vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Thế nhưng Tòa Kinh tế - TAND TPHCM xét xử phúc thẩm lại tuyên y án sơ thẩm, chẳng khác nào lấy sai phạm ™hợp thức hóa∫ cho sai phạm!
KHÔNG KIỆN VẪN CỨ XỬ
Ngày 31-7-2015, TAND huyện Nhà Bè mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “tranh chấp hợp đồng cho thuê QSDĐ” giữa nguyên đơn Công ty TNHH SX TM DV Hồng Việt (gọi tắt Cty Hồng Việt - 38 Phạm Viết Chánh, P19 Q.Bình Thạnh) và bị đơn là Công ty Cổ phần Conrock Australia.VN (105 Trần Thiện Chánh, P12Q10), thẩm phán Lê Thu Hiền làm chủ tọa. Hội đồng xét xử (HĐXX) ra bản án số 23/2015/KDTM tuyên hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 2-4-2012 vô hiệu một phần về thời hạn cho thuê sau ngày 31-8-2016, hợp đồng này chấm dứt và buộc Cty Conrock Australia.VN trả lại mặt bằng và thanh toán hết số tiền thuê đất còn thiếu cho Cty Hồng Việt.
Tuy nhiên, hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 2-4-2012 là ký kết giữa Cty Hồng Việt với Conrork Australia.JSC (có trụ sở tại 23 Hoàng Dư Khương, P12Q10, TPHCM) đã giải thể. Cho nên, bản án bị kháng cáo của bị đơn và kháng nghị của Viện KSND huyện Nhà Bè. Ngay lập tức, ngày 14-8-2015, thẩm phán Hiền đã nhanh chóng ra thông báo sửa chữa, bổ sung bản án với nội dung thành “Ngày 2-4-2012 và ngày 1-6-2012”. Trong khi đó, hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 1-6-2012, giữa Công ty Hồng Việt với Cty CP Conrock Australia.VN đang thực hiện, không bị kiện.
Khu đất Công ty Hồng Việt cho Công ty Conrock Australia.VN thuê đã đầu tư xây dựng nhà máy
Ngày 18-1-2016, Tòa Kinh tế - TAND TPHCM do thẩm phán Biện Thị Hoa làm chủ tọa xét xử phiên phúc thẩm, sau đó ra bản án số 117/2016/KDTM-PT tuyên chấm dứt hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 2-4-2012 và hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 1-6-2012, giữa Cty Hồng Việt với Cty CP Conrock Australia.JSC và Cty CP Conrock Australia.VN trả lại mặt bằng và thanh toán hết số tiền thuê đất còn thiếu.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Cty Hồng Việt không kháng cáo, đồng nghĩa với việc nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện chỉ tranh chấp hợp đồng số 03/04/2012- HV ngày 2-4-2012. Cấp phúc thẩm không sửa sai mà còn tiếp tục vi phạm, sử dụng hợp đồng ngày 1-6-2012 và các văn bản như biên bản bàn giao mặt bằng, một số hợp đồng khác làm chứng cứ xét xử. Từ đó, bản án phúc thẩm số 117/2016/KDTM-PT tuyên buộc Cty CP Conrock Australia.VN phải trả tiền thuê, trả mặt bằng cho Cty Hồng Việt là không có cơ sở, không đúng quy định của pháp luật.
Vì vậy, chính việc thông báo sửa chữa, bổ sung bản án số 32/TB-TA của tòa sơ thẩm và bản án số 117/2016/KDTM-PT của tòa phúc thẩm, chấm dứt hợp đồng 03/04/2012-HV ngày 1-6-2012 của Công ty CP Conrock Australia.VN là vi phạm nguyên tắc xét xử (vi phạm khoản 1 điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự).
THIỆT HẠI RẤT LỚN CHO DOANH NGHIỆP
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã cố ý “buộc” Cty Conrock. VN vào tư cách bị đơn với những lập luận vô căn cứ như sau: Xét hợp đồng số 03/04/2012 ngày 2-4-2012 và hợp đồng số 03/04/2012 ngày 1-6-2012 đều cùng một chủ thể cho thuê đất; cùng đối tượng cho thuê là mặt bằng tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè. Bên thuê đất là Cty Conrock JSC và Cty Conrock VN có cùng người đại diện theo pháp luật là ông Tạ Ngọc Thành nên phải biết rõ việc cho thuê mặt bằng nói trên, hai hợp đồng có nội dung như nhau... Như vậy, Công ty CP Conrock Australia.VN đã kế thừa quyền và nghĩa vụ của Công ty CP Conrock JSC đối với hợp đồng cho thuê mặt bằng số 03/04/2012 ký ngày 2-4-2012 (!?).
Xin nói rõ rằng, Cty Conrock JSC và Conrock VN là hai doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau về mã số doanh nghiệp, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, trụ sở... nhất là khác về các thành viên góp vốn, hội đồng quản trị. Cụ thể: Công ty CP Conrock JSC (23 Hoàng Dư Khương, P12Q10) mã số doanh nghiệp: 0311281794, có 3 cổ đông Tạ Ngọc Thành, Lê Khánh Vân, Trần Hữu Hạnh; và Công ty CP Conrock VN (105 Trần Thiện Chánh, P12Q10) mã số doanh nghiệp: 0311780539, có 5 cổ đông: Tạ Ngọc Thành, Trần Phan Diệu Linh, Đoàn Văn Minh, Lê Văn Kiểm, Hà Thị Phương Loan.
Do vậy, bản án phúc thẩm số 117/2016/KDTM-PT của TAND TPHCM tuyên buộc Công ty Conrock VN phải “kế thừa” Cty CP Conrock JSC thanh toán tiền thuê mặt bằng cũng như hoàn trả mặt bằng cho Cty Hồng Việt là không thỏa đáng, xâm phạm quyền lợi của Công ty Conrock Australia.VN. Ngày 19-2-2016, Hội đồng quản trị Công ty CP Conrock Australia.VN tổ chức họp các cổ đông phản đối bản án phúc thẩm số 117/2016/KDTM-PT ngày 18-1-2016 xâm phạm quyền lợi của các cổ đông, đề nghị tổng giám đốc có đơn khiếu nại thủ tục giám đốc thẩm.
Thêm nữa, hợp đồng số 03/04/2012 ngày 1-6-2012 còn có thêm phần phụ lục số 01/PLHĐ-CVN-HV, trong đó nêu rõ tiến độ cấp điện và trả tiền thuê mặt bằng, đặc biệt Công ty Hồng Việt giảm tiền thuê mặt bằng xuống còn 5.600USD/tháng. Còn biên bản bàn giao đất bên cho thuê là Công ty Hoàng Việt chứ không phải Hồng Việt, và bên thuê là Công ty CP Conrock JSC, do sai sót trên mà hai bên chưa hoàn thành.
KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN CHO THUÊ vẫn... CHO THUÊ
Nguồn gốc thửa đất của Cty Hồng Việt cho thuê lại thuộc một phần thửa đất số 55, tờ bản đồ số 36, xã Long Thới, huyện Nhà Bè là đất của UBND TPHCM cho Cty Hồng Việt thuê căn cứ theo Quyết định số 3996/QĐ-UB ngày 31-8-2006 của UBND TPHCM, Hợp đồng thuê đất số 532/HĐ-TNMT-QHSDĐ ngày 16-1-2007 giữa Cty Hồng Việt và Sở Tài nguyên và Môi trường TP, và Giấy chứng nhận QSDĐ số AĐ 386699 do UBND TPHCM cấp ngày 9-1-2007.
Nhưng trước đây khi Cty Hồng Việt giao kết hợp đồng với Cty Conrock Australia.VN thì Cty Hồng Việt không nói về nguồn gốc này, mà còn cố tình giấu giếm nói là “thuộc quyền sở hữu của bên A (tức là của Cty Hồng Việt)” (căn cứ khoản 1.1 điều 1 của Hợp đồng) và vị trí xác định theo bản đồ số 71708/DĐBĐ/VP12 của Sở TN&MT TP lập ngày 10-3-2004 mà không đưa ra Giấy chứng nhận QSDĐ cho Cty Conrock Australia.VN xem. Căn cứ theo Hợp đồng thuê đất số 532 nói trên thì mục đích thuê đất là xây dựng kho bãi chứa phụ tùng ôtô, nhưng Cty Hồng Việt đem đi cho thuê lại thu lợi hàng tỷ đồng (theo điều 3 và khoản 2 điều 4 của hợp đồng này thì Cty Hồng Việt sử dụng đất thuê phải phù hợp mục đích và không được chuyển quyền sử dụng đất thuê).
Như vậy, việc Công ty Hồng Việt ký hợp đồng cho thuê lại đất là trái với quy định của pháp luật vì không có quyền chuyển nhượng quyền cho thuê, cũng như che giấu thông tin trong hợp đồng. Xét yếu tố trên, những hợp đồng trên đương nhiên vô hiệu.