(CAO) Vừa qua, Mỹ đã thả 1 quả bom phi hạt nhân “khủng” xuống một khu vực thuộc Afghanistan, đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng loại bom này. Vậy, loại bom này thực sự lợi hại ra sao?
Bom GBU-43B là gì?
Bom công phá lớn trên không GBU-43B, hay còn gọi là “Mẹ của các loại bom” (Mother Of All Bombs - MOAB) là một loại bom phi hạt nhân có kích cỡ rất lớn; được phát triển bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không lực Mỹ, nó được cho là một trong những vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Bom MOAB.
Chi phí và thông số kỹ thuật của MOAB.
Mỗi quả bom GBU-43B tốn khoảng 16 triệu USD (12,8 triệu bảng Anh), bom MOAB có chiều dài đến 9.17 mét, đường kính 103 cm và nặng 10 tấn, chứa 8.4 tấn thuốc nổ mạnh H6 (RDX, TNT và bột nhôm), sức công phá mạnh hơn thuốc nổ TNT khoảng 1.5 lần, bán kính công phá khoảng 137.61m. Tuy nhiên, uy lực của sóng xung kích được tạo ra trong không khí có thể có thể san bằng tới 9 khu nhà trong thành phố.
Bom MOAB trong một lần thử.
Bom MOAB uy lực tới mức nào?
MOAB đã qua 5 lần thử nghiệm ở cơ sở không quân Eglin Air Force Base, thuộc bang Florida vào ngày 11 tháng 3 năm 2003 và những cuộc kiểm tra khác vào giữa tháng 11. Đây là lần đầu tiên MOAB được sử dụng trong thực chiến. MOAB được thiết kế để phá hủy, tiêu diệt các mục tiêu trên trên mặt đất và khiến cho kẻ địch bị chết ngạt. Vì độ “khủng” về kích thước của mình nên rất ít máy bay có thể chở được MOAB, quân đội Mỹ đã phải dùng máy bay chuyên dụng MC-130 “Hercules” để chở quả bom đến địa điểm thả.
Máy bay chuyên dụng MC-130 “Hercules” để chở MOAB. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Khi đến địa điểm thả, một chiếc dù sẽ được bung ra để kéo MOAB ra khỏi máy bay, sau đó chiếc dù nhanh chóng được tách ra khỏi quả bom. Quả bom tăng tốc nhanh trong quá trình rơi xuống, bom được trang bị hệ thống GPS để tăng độ chính xác; khi gần tới mục tiêu, một đám mây bột nhôm sẽ được giải phóng, sau đó đám mây bột nhôm này bắt lửa hút hết oxi trong bán kính hơn 10 mét. Những nạn nhân trong tầm ảnh hưởng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng tới tai, phổi và dạ dày và chết ngay lập tức.
Ảnh minh họa quá trình thả MOAB.
Một đám mây khói do MOAB tạo ra. (Ảnh: USAF / Getty Images)
Tại nơi thả qua bom ở Afghanistan, một miệng hố còn sót lại bởi vụ nổ ước tính có chiều rộng hơn 300 mét sau khi nó phát nổ cách mặt đất khoảng 1.8 mét. Bất cứ ai có mặt tại khu vực của vụ nổ chắc chắn sẽ “bốc hơi”. Vụ nổ này tương đương với 11 tấn TNT, quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima tương đương 15 tấn TNT, từ đó đủ thấy uy lực của bom MOAB mạnh đến mức nào.
Sức công phá của bom MOAB được thả ở Afghanistan. (Ảnh: Không quân Mỹ)
Tuy nhiên, MOAB vẫn chưa phải là bom uy lực nhất, năm 2007 Nga đã chế tạo và thử nghiệm thành công quả bom có tên Cha của các loại bom (Father of All Bombs) mạnh gấp 4 lần bom MOAB với lượng thuốc nổ tương đuương 44 tấn TNT.
Tại sao MOAB lại phát nổ trên không?
Vì là loại bom dùng để phá hủy, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất bằng sóng xung kích nên nó phát nổ trên không chứ không chờ tới khi rơi xuống đất. Nếu MOAB phát nổ khi tiếp xúc với mặt đất, rất nhiều sóng xung kích sẽ được đưa vào trong đất, tạo ra một miệng hố xung quanh nơi quả bom rơi, sóng xung kích không thể lan rộng.
Ảnh minh họa sức tấn công của MOAB.
Một vụ thử bom MOAB