(CAO) Với bề dày lịch sử gần 200 năm tuổi, Đình Phước Tuy được xem là biểu tượng tinh thần mang đậm nét văn hóa, lịch sử của vùng đất anh hùng Phước Tuy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Gắn liền với hình ảnh của đình Phước Tuy qua những thăng trầm của lịch sử là sự hiện hữu của hai cây đa đại thụ được trồng ngay trước khu vực chánh điện.
Cây đa Lông có dáng cao vút, hiên ngang sừng sững giữa trời
Theo nhiều vị cao niên trong làng, hai cây đa đại thụ xuất hiện cùng thời kì thành lập đình 1820.
Nằm bên tả của đình là cây đa bà có tên khoa học là cây đa Tía cao 28 mét, tán rộng 30 mét. Thân cây xù xì, cành lá xum xuê, gân guốc phũ màu rêu phong. Qua thời gian, nhiều gốc bị khô héo, để nuôi cây rễ phụ phải thong xuống bám đất lấy chất dinh dưỡng.
Đình Phước Tuy nhìn từ ngoài vào
Cây đa còn lại có tên khoa học là cây đa Lông nằm phía sau bàn thờ thần nông. Cây đa Lông có thân cao vút, mộc sừng sững, hiên ngang giữa đất trời. Hàng năm, hai cây đa ra quả vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 8 âm lịch, trái non có vị chua khi chín sẫm màu có vị ngọt.
Cây đa Lông có dáng cao vút, hiên ngang sừng sững giữa trời
Ngày 2-6 vừa qua, tỉnh Bến Tre đã long trọng tổ chức lễ công nhận quyết định của Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam về công nhận hai cây cổ thụ ở đình Phước Tuy là hai cây Di sản Việt Nam.