Hành trình giành giật sự sống của chàng trai nghèo bị cháy như ngọn đuốc

Thứ Năm, 09/06/2016 05:13

|

Trong khi đang sửa xe, anh Nguyễn Thanh Tứng (21 tuổi, ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) châm một điếu thuốc hút, tàn thuốc vô tình rơi vào mảnh vải dính xăng làm phụt cháy khiến nạn nhân bị phỏng toàn thân phải cắt bỏ 2 chi trên cơ thể.

Tai nạn hi hữu

Nằm trên giường bệnh, sau 102 ngày giành giật mạng sống với tử thần, anh Tứng kể, vào tối ngày 24-2, sau khi đi làm về, anh Tứng lấy chiếc xe máy của mình ra sửa. Trong khi sửa xe, Tứng châm điếu thuốc hút, tàn thuốc vô tình rơi vào mảnh vải dính xăng nên phụt cháy.

Sang chiết xăng gần lửa, hàng loạt phụ nữ phỏng nặng

Quá hoảng sợ nên nam thanh niên này đứng lên dắt xe ra ngoài để không cháy lan ra phòng trọ thì bị trượt chân ngã xuống đất. Lúc này, chiếc xe máy ngã đè lên người và xăng trong bình xe đổ tràn ra ngoài khiến ngọn lửa bùng cháy dữ dội hơn.

Bị xe máy đè lên, không thể tự chạy cứu thân, anh Tứng bị cháy như ngọn đuốc.

Anh Tứng kể lại sự việc

Nghe tiếng la hét thất thanh của con trai, người mẹ chạy đến thì thấy con đang cố vùng vẫy để thoát đám cháy nhưng bất thành.

Người mẹ tá hỏa tìm nước dập lửa nhưng bất thành liền thất thanh kêu hàng xóm cứu. Sau vài phút, được sự giúp đỡ của hàng xóm đám cháy được dập tắt, mọi người mới nhanh chóng đưa anh Tứng đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Trảng Bàng, nhưng vì tình trạng bỏng của nạn nhân quá nặng nên tiếp tục chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để được hỗ trợ điều trị tốt hơn.

102 ngày giành giật mạng sống

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy cho biết, nạn nhân được đưa vào Chợ Rẫy điều trị trong tình trạng phỏng toàn thân, trong đó 82% độ 2, 3, 4.

Tứngl úc mới nhập viện. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trong đó đôi chân do phỏng quá nặng và bị hoại tử nên các bác sĩ phải cắt 1/3 chân và tháo khớp 5 ngón tay phải.

Đôi chân do phỏng quá nặng và bị hoại tử nên các bác sĩ phải cắt 1/3 chân và tháo khớp 5 ngón tay phải

"Sau 102 ngày điều trị bằng cách ghép da đồng loại và da đầu của nạn nhân, trải qua 14 lần phẫu thuật gồm 4 lần cắt lọc họa tử, 1 lần cắt cụt 2 cẳng chân, 9 lần ghép da, hiện sức khỏe của anh Tứng đã ổn định, có thể xuất viện", bác sĩ Hiệp cho hay.

Trong 9 lần ghép da thì hết 6 lần ghép da đồng loại, chỉ có 3 lần ghép da tự thân. Vì bệnh nhân phỏng toàn thân không còn da tự thân để ghép, các bác sĩ đã lấy phần da đầu của bệnh nhân để ghép.

Lấy da bụng tái tạo bàn chân cho bé trai 4 tuổi bị phỏng nặng

"Sau lần lấy da đầu lần 1, thì khoảng 15 ngày sau có thể lấy lần 2 và 15 ngày sau lấy lần 3,... Việc ghép bằng da đầu khiến phần ghép phục hồi tốt hơn nhưng trước nay bệnh nhân thường không đồng ý cho lấy da đầu vì tâm lý e sợ. Tuy nhiên, da đầu sẽ tái tạo, và vẫn mọc tóc được bình thường sau thủ thuật lấy da", bác sĩ Hiệp chia sẻ.

Bác sĩ Hiệp nói: "Đây là một trường hợp nặng vượt qua được lưỡi hái tử thần. Từ năm 1990 đến nay, Khoa cứu được 3 trường hợp tương tự. Việc điều trị những ca phỏng nặng như thế này rất gian nan, đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa như Huyết học, Chỉnh hình, Dinh dưỡng,...".

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy thăm khám bệnh nhân

Được biết, cuộc sống của hai mẹ con anh Tứng phụ thuộc vào những đồng tiền lương ít ỏi của Tứng. Mỗi ngày sau khi làm phụ hồ anh được nhận từ 120.000 – 150.000 đồng/ngày, đủ để chi trả tiền phòng trọ và sinh hoạt hằng ngày. Còn mẹ anh, năm nay 47 tuổi nhưng vì sức yếu nên không làm được gì nhiều, ai gọi làm gì thì làm nấy.

Vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên Tứng cũng nghỉ học sớm để chăm lo cho mẹ. Trước khi làm phụ hồ, chàng trai xấu số cũng đã làm nhiều việc khác. Chiếc xe máy là bao nhiêu tiền tích góp mua lại nhưng thường xuyên hư hỏng nhiều bộ phận. Cứ cách vài bữa là anh phải tự sửa lại xe máy sau khi đi làm về. Sau đó, sự việc không may lại xảy ra với chàng trai trẻ.

"Tình trạng của bệnh nhân tưởng đã không qua khỏi, gia đình đã nhiều lần xin về vì không tiền chạy chữa nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức", bác sĩ Hiệp nói.

Được biết chi phí điều trị của bệnh nhân hơn 215 triệu đồng, trong đó bảo hiểm chi trả khoảng 60 triệu, phần còn lại là nhờ hỗ trợ của Đơn vị Y xã hội kêu gọi mạnh thường quân.

"Về việc điều trị di chứng sẹo co rút cho bệnh nhân này cần một thời gian dài nên bệnh nhân cần hồi phục rồi mới tiếp tục điều trị", bác sĩ Hiệp thông tin thêm.

Bình luận (0)

Lên đầu trang