(CAO) Sáng nay 10/02, Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV của TPHCM chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Bệnh viện dã chiến TPHCM đặt tại Trường Quân sự TP.HCM, thuộc ấp Bầu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; được thiết lập sau 5 ngày khẩn trương phối hợp triển khai thực hiện giữa Bộ Tư lệnh Thành phố và Sở Y tế.
Bệnh viện dã chiến (cơ sở 1, tại Củ Chi) hoàn thành trong 5 ngày, đi vào hoạt động sớm hơn 1 ngày so với dự kiến.
Bệnh viện (BV) dã chiến được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV của TPHCM giao tiếp nhận, cách ly, điều trị và theo dõi người bệnh từ các khu cách ly tập trung của các quận, huyện chuyển đến (do có triệu chứng cần được điều trị và theo dõi) và các tình huống khác do Ban chỉ đạo thành phố quyết định.
Ê kíp bác sĩ, điều dưỡng của BV Bệnh Nhiệt đới và BV huyện Củ Chi đảm trách hoạt động chuyên môn của BV dã chiến trong những ngày đầu tiên
Ngoài 1 bác sĩ phụ trách chung (là thành viên của Ban Giám đốc của BV Bệnh Nhiệt đới), ở giai đoạn hiện nay, mỗi ngày sẽ có 6 bác sĩ và điều dưỡng của BV Bệnh Nhiệt đới và BV huyện Củ Chi tham gia hoạt động chăm sóc người bệnh, 6 cán bộ chiến sĩ do Bộ Tư lệnh điều động tham gia thực hiện nhiệm vụ tại BV dã chiến.
Trong thời gian tiếp theo, Sở Y tế sẽ luân phiên bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận, huyện định kỳ đến công tác tại BV dã chiến.
BV dã chiến có đủ trang thiết bị hồi sức bệnh nặng (máy thở, monitor,...). Các thiết bị X-quang, Siêu âm di động của BV quận Thủ Đức cũng được điều động đến phục vụ người bệnh tại BV dã chiến.
Ngay ngày đầu tiên đi vào hoạt động, các bác sĩ cũng thực hiện diễn tập tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm virus coroa. Chỉ trong vòng 10 phút, tất cả y bác sĩ sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân này.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, ngành y tế thành phố chuẩn bị 2 bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch. Trong đó, bệnh viện dã chiến tại cơ sở 1 (huyện Củ Chi) là 300 giường, còn tại cơ sở 2 (huyện Nhà Bè) là 200 giường.
Chỉ trong vòng 5 ngày, hơn 100 cán bộ, y bác sĩ đã tích cực hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động sớm hơn dự kiến 1 ngày. Còn cơ sở 2 tại huyện Nhà Bè (200 giường) sẽ sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới.
Khu vực xung quanh tại Bệnh viện dã chiến là đồng cỏ, không có nhà dân nên đảm bảo vấn đề phòng chống dịch lây lan ra cộng đồng.
Đại tá Nguyễn Văn Hoàng, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến, Bộ tư lệnh Thành phố đã thành lập thêm đội giữ binh và bộ phận hậu cần, phục vụ ăn uống cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
Đại tá Nguyễn Văn Hoàng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thành phố đọc quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng phân công BV Bệnh Nhiệt đới chịu trách nhiệm chuyên môn cho hoạt động của BV dã chiến
Khối nhà Khu 1 của BV dã chiến là khu vực cách ly điều trị của BV dã chiến
Khối nhà Khu 2 - Khu vực cách ly theo dõi của BV dã chiến
Diễn tập tình huống tiếp nhận bệnh nhân từ khu vực cách ly theo dõi của huyện Củ Chi chuyển đến BV dã chiến
Diễn tập tình huống tiếp nhận bệnh nhân từ khu vực cách ly theo dõi của huyện Củ Chi chuyển đến BV dã chiến
BV dã chiến có đủ trang thiết bị hồi sức bệnh nặng (máy thở, monitor,...). Các thiết bị X-quang, Siêu âm di động của BV quận Thủ Đức cũng được điều động đến phục vụ người bệnh tại BV dã chiến.
Bác sĩ, điều dưỡng của BV Bệnh Nhiệt đới, BV huyện Củ Chi tiếp nhận người bệnh tại phòng cách ly, theo dõi của BV dã chiế
Phòng Cấp cứu của BV dã chiến có đủ trang thiết bị hồi sức bệnh nặng (máy thở, monitor,…)
Khử trùng xe chuyển bệnh ngay sau khi bệnh nhân đã được chuyển vào phòng bệnh của BV dã chiến
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh do chủng mới của virus nCoV, đến ngày 08 giờ ngày 10/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tại TPHCM cụ thể như sau:
- Số ca nCoV xác định: 03 (1 đã khỏi và được xuất viện).
- Số ca nghi ngờ: 0.
- 28 trường hợp nghi ngờ trước đây đã có kết quả âm tính. Số ca nghi ngờ ghi nhận thêm là 1 và đã có kết quả âm tính.
- Số người tiếp xúc gần cần theo dõi: 39 trường hợp, trong đó 14 ca đã kết thúc theo dõi, 18 ca đang được cách ly tập trung và 7 ca đang cách ly tại nhà.
- Số ca tiếp xúc với triệu chứng: 1. Đây là ca tiếp xúc với bệnh nhân thứ 3 nhiễm nCoV. Bé sinh năm 2015, trước đó được cách ly tại khách sạn có triệu chứng: phát ban, sốt đã chuyển Bệnh viện Nhiệt Đới chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm
(Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố)
(CAO) Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh EOC Việt Nam vừa dịch Bộ câu hỏi - đáp của Tổ chức Y tế Thế giới về virus corona nCoV để người dân có đầy đủ thông tin cần thiết và chủ động phòng chống dịch bệnh.