Thời tiết miền Nam vẫn còn se lạnh, nhất là về đêm rạng sáng, trong khi miền Bắc và Trung đang vào mùa mưa rét ngày càng khắc nghiệt. Thời tiết lạnh, thậm chí rét buốt và ẩm ướt là nỗi cực hình với nhiều người hay bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, những lúc như vậy, vị trí xương khớp nào đau nhức mới đáng lo?
Cột sống, khớp hông hay khớp gối?
Dưới tác động của thời tiết, những cơn đau nhức xương khớp càng hành hạ người bệnh. Kinh nghiệm của nhiều người bị bệnh xương khớp là luôn... chuẩn bị tinh thần và thuốc men để đối phó với các cơn đau nhức mỗi khi trời trở lạnh, vì khi đó ai cũng biết xương khớp sẽ đồng loạt “biểu tình”.
Tuy nhiên, thông thường mỗi người bệnh sẽ có một vị trí xương khớp đau nhiều hơn. Những khớp chịu lực nhiều hay các khớp thường xuyên vận động sẽ dễ bị đau nhức. Theo đó, khớp gối là phổ biến nhất, chẳng những đau nhức mà có thể còn không co duỗi được, khiến người bệnh đi đứng rất khó khăn. Nhiều người lại bị đau cột sống thắt lưng và hông, nằm ngồi gì cũng không xong. Số khác thì các khớp xương cổ tay, khớp ngón tay sưng to, vô cùng đau đớn, không thể cầm nắm gì được.
Khi bị đau nhức xương khớp, nhiều người bệnh băn khoăn, vậy thì xương khớp nào bị đau nhức mới đáng lo? Thật ra, mỗi khớp xương đau nhức sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc khác nhau, nhưng bất kỳ khớp xương nào đau nhức cũng đều đáng báo động. Bởi đau, cứng là biểu hiện điển hình của xương khớp đã bị thoái hóa, với nguyên nhân sâu xa là do lớp sụn và xương dưới sụn tại các khớp bị bào mòn, hư tổn nặng.
Loại bỏ đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn
Do suy nghĩ khớp này hay khớp khác đau nhức mới quan trọng nên người bệnh hoặc chủ quan bỏ qua, hoạc quá lo lắng đã lạm dụng các thuốc giảm đau kháng viêm để nhanh chóng giải quyết các cơn đau, sưng, cứng khớp, bất chấp khuyến cáo các loại thuốc này làm tăng nguy cơ đau dạ dày, loãng xương, thậm chí đau tim, đột quỵ...
Để phòng tránh những cơn đau nhức xương khớp tái phát và tăng nặng vào mùa lạnh, người bệnh nên tránh bưng bê nặng hay vận động quá mạnh, giữ ấm và “khô” cơ thể, nhất là tại các khớp dễ tiếp xúc với không khí lạnh như bàn tay, cổ tay, gối, bàn chân… Bên cạnh đó, cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ định, phù hợp với tình trạng bệnh.
Đặc biệt, xu hướng hiện nay của y học hiện đại là chú trọng bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên được chứng minh giúp chăm sóc khớp, nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn từ đó ngăn chặn các cơn đau nhức, cứng khớp hiệu quả mà an toàn. Đây được xem là mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh xương khớp, ngăn chặn tiến trình xương khớp thoái hóa tăng nặng.
Từ cơ sở khoa học này, gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra dưỡng chất sinh học PEPTAN có khả năng tác dụng đặc hiệu đến sụn và xương dưới sụn. Nghiên cứu cho thấy, với hoạt tính sinh học cao, những tinh chất quý có trong PEPTAN nhanh chóng đến các mô liên kết của sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình phục hồi mô sụn tại các khớp như làm tăng gấp 3,2 lần lượng collagen tuýp 2 và 3,6 lần lượng aggrecan (2 thành phần cơ bản của sụn khớp). PEPTAN còn kích thích tế bào tạo xương sản sinh xương mới, gia tăng mật độ khoáng chất và độ bền của xương dưới sụn.
Nhờ vậy, PEPTAN làm dịu các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn và phòng ngừa bệnh xương khớp tiến triển, tăng nặng từ gốc.
PGS - TS - BS Vũ Đình Hùng, Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP.HCM