Thẻ BHYT - phao cứu nhiều người thoát khỏi khốn cùng vì bạo bệnh

Thứ Sáu, 20/12/2019 10:35  | Đoàn Tuấn

|

(CAO) Sinh- lão- bệnh- tử là quy luật tất yếu. Bệnh tật là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cuộc sống và có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ khi nào, tạo gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Nhiều người nhận thức sâu sắc vấn đề này, nhất là những người bệnh hiểm nghèo hoàn cảnh khó khăn, họ xem tấm thẻ BHYT như "phao cứu sinh" của cuộc đời. 

Chị Nguyễn Thị Lan (43 tuổi, ngụ thôn Ngọc Khám, Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết, lúc bình thường ít ai nghĩ được giá trị to lớn mà tấm thẻ BHYT đem lại.

Theo chị Lan, thẻ BHYT không chỉ giúp chị mà còn giúp chồng chị không tốn tiền khi điều trị căn bệnh tiểu đường khi cả hai cùng bệnh tật, tinh thần và kinh tế lâm vào thế khó.

Người phụ nữ 43 tuổi cho rằng, nếu không có thẻ BHYT mà đi chữa bệnh cho hai vợ chồng chắc phải bán để chạy chữa bệnh tật.

Chị Lan kể, sau một thời gian làm việc cho một cơ quan nhà nước, chị xin nghỉ việc để mở một spa làm đẹp. Khách đông, chị bị cuốn vào công việc mà quên tham gia BHYT.

Khi đọc được thông tin hữu ích và giá trị của thẻ BHYT, chị Tình cờ, chị đã cùng gia đình tham gia loại hình bảo hiểm với chiếc thẻ BHYT dắt lưng. 

Chị bảo, không ai mong muốn mình bệnh tật hay khó khăn, nhưng cuộc đời mỗi người có những lúc thăng trầm, bi kịch và bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhất là lúc tuổi già đến, sức khỏe yếu thì nguy cơ bệnh tật nhiều.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bệnh tật trong người không có tiền chữa trị, bà Mầu được BHYT chi trả với số tiền lớn. 

Và chính chị Lan, cũng không thể nằm ngoài quy luật sinh -lão - bệnh - tử. Chỉ có điều, chị mắc căn bệnh bạch cầu khi tuổi đời còn rất trẻ, việc chữa bệnh lên đến vài trăm triệu và phải điều trị dài ngày.

Tuy nhiên, với tấm thẻ BHYT mà theo chị là “bùa hộ mệnh” trong tay, một tháng/lần chị đến Bệnh viện Huyết học và truyền máu Trung ương chữa trị. Năm 2018, chi phí khám, chữa bệnh của chị lên đến gần 140 triệu đồng nhưng chị chỉ phải chi trả 20% trong khoản này.

Thẻ BHYT không chỉ giúp chị mà còn giúp chồng chị không tốn tiền khi điều trị căn bệnh tiểu đường. “Vì vậy tôi cho rằng chính sách BHYT là hữu ích nhất là đối với người dân mắc bệnh hiểm nghèo” - chị Lan nhấn mạnh.

Gia đình chị Lan chỉ là một trong hàng trăm trường hợp khác có điều kiện khám chữa bệnh kịp thời nhờ thẻ BHYT trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2018, bà Nguyễn Thị Mầu (65 tuổi ở xã Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh) phát hiện mình mắc bệnh tim cần phải phẫu thuật.

Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên khi nghe về số tiền phẫu thuật bà Mầu từ chối. Nhưng khi biết được thẻ BHYT do nhà nước cấp sẽ chi trả gần như toàn bộ số tiền trên, bà mới chấp nhận chữa bệnh.

Ca phẫu thuật thay van tim hai lá tại bệnh viện Bạch Mai của bà Mầu lên đến 115 triệu đồng, nhưng BHYT đã chi trả 95% tổng chi phí khám, chữa bệnh. Không những thế, mỗi tháng bà Mầu còn được nhà nước cho 30.000 đồng.

Hiện nay, với giá dịch vụ y tế ngày càng tăng cao, trong khi bệnh tật không chừa ai thì mua thẻ BHYT là tích lũy “bảo hiểm” cho sức khỏe của mình. Thực tế đã chứng minh vừa mua thẻ xong thì phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhờ có tấm thẻ BHYT mà quyết tâm chữa bệnh, qua đó, tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, bình quân một người được quỹ BHYT chi trả hơn 1,1 triệu đồng/năm. Riêng về danh mục thuốc BHYT, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có danh mục thuốc cao của thế giới, với khoảng 1.000 loại thuốc (thế giới chỉ khoảng 700 loại, với mệnh giá BHYT cao).

Bình luận (0)

Lên đầu trang