Nam Cực tan băng chóng mặt

Thứ Bảy, 23/05/2015 10:26  | Anh Duy ( theo BBC - Science)

|

(CATP) Báo cáo khoa học mới nhất từ trường Đại học Bristol (Anh) cho thấy băng tan ở lục địa Nam Cực đang diễn ra với tốc độ “chóng mặt”.

Những hình ảnh từ vệ tinh khoa học CryoSat của Cơ quan vũ trụ Châu Âu gửi về cho thấy sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong cơ chế “hành xử” của các sông băng này. Theo đó, các sông băng Nam Cực vẫn còn ổn định cho đến năm 2009 thì đột ngột tan khoảng 56 tỷ tấn băng mỗi năm vào đại dương. Tốc độ tan băng này được nhận định là “khủng khiếp”.

Để đưa ra kết luận, CryoSat đã bay thám sát vùng không gian dài 750 km dọc bờ biển tây nam lục địa Nam Cực trong vòng 10 năm. Những điều quan sát được khiến các nhà khoa học choáng váng khi vô số sông băng trôi xuống đại dương.

Kết quả chỉ trong giai đoạn 2009-2010 bề mặt khu vực tan băng đã sụt dần độ cao, với tốc độ thậm chí lên đến 4 mét/ năm ở một số nơi. “Đó là một chỉ báo nghiêm trọng”- Giáo sư Jonathan Bamber thuộc Đại học Bristol nhận định “ đây là một chỉ dấu nghiêm trọng”.

Các dòng sông băng Nam Cực đang tan chảy với tốc độ chóng mặt do biến đổi khí hậu - Ảnh: AFP

Giáo sư Bamber cho biết “ mỗi năm băng khu vực này tan một lượng tương đương 60 km khối nước. Để hình dung mức độ này nghiêm trọng cỡ nào ta cần biết mỗi năm nước Anh chỉ tiêu thụ lượng nước sinh hoạt tương đương 4 km khối”

Nhóm các nhà khoa học cho biết khí hậu Nam Cực khi diễn ra cuộc nghiên cứu không có thay đổi nào đáng kể về nhiệt độ không khí hay lượng tuyết rơi. Điều này có nghĩa quá trình tan băng diễn ra nhanh khả năng cao là do nước biển ngày càng ấm dần.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, việc tan băng này là hệ quả của việc những luồng gió tây thổi quanh lục địa này tăng dần sức gió trong những thập kỉ gần đây. Khi gió thổi càng mạnh nó sẽ đẩy dòng biển ấm từ dưới sâu đại dương lên mặt biển. Kết quả là những vùng nước quanh các sông băng ngày càng ấm lên khiến băng tan chảy mạnh.

Kết quả của gió tăng cường độ thổi lại được quy cho hệ quả từ hiện tượng trái đất nóng dần lên và sự suy giảm tầng ôzôn ở Nam Cực. Hiệu ứng nhà kính ---> trái đất nóng lên à gió tăng cường độ thổi dòng nước biển ấm dưới lòng đại dương bị gió đẩy lên bề mặt tiếp xúc với các sông băng ---> băng tan với tốc độ mạnh.

Báo cáo của nhóm khoa học Đại học Bristol là lời cảnh báo với mỗi chúng ta nhanh tay thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu như cắt giảm khí thảy nhà kính để cứu các dòng sông băng Nam Cực, cũng là để ngăn nước biển dâng.

Bình luận (0)

Lên đầu trang