Điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người di tản Trung Đông

Thứ Ba, 06/10/2015 20:54  | Bảo Tâm (Pháp)

|

(CAO) Trong vấn đề người di tản Trung Đông, các quốc gia châu Âu nhìn về phía Thổ Nhĩ Kỳ với một sự chờ đợi sốt ruột, vì làn sóng người di tản xuất phát từ quốc gia này.

Từ bốn năm nay, tình hình chiến sự tại Syria, Iraq và Afganistan đã đẩy nhiều người dân đến lánh nạn trên đất Thổ Nhỉ Kỳ, con số lên đến hàng triệu người lên đường đi di tản gây nhiều lo ngại cho châu Âu. Đây là một làn sóng di tản lớn nhất sau Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945)

Theo thông báo của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thì họ đã thu nhận khoảng 2,5 triệu người tị nạn, chi phí lên đến 7,8 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, nhưng chỉ nhận được trợ cấp từ những nước khác khoảng 417 triệu đô la Mỹ.

Đường biên giới giữa Thổ Nhĩ kỳ và Syria dài 911 km, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq dài 350 km, nên chính phủ Thổ cho rằng, họ mới là quốc gia bị đe dọa, chứ không phải là nước Đức hay một nước nào khác tại châu Âu.

Các nhân vật quan trọng của khối Liên minh châu Âu như Chủ tịch Quốc hội châu Âu Martin Schulz, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn châu Âu Donald Tusk, và Chủ tịch Cơ quan quản lý Liên minh châu Âu Jean-Claude Juncker đang đứng trước một cuộc thương thuyết đầy khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Khối Liên minh châu Âu hy vọng rằng, nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát nghiêm ngặt biên giới của họ, và đối đãi với người di tản tốt hơn thì mới giải quyết được vấn đề làn sóng người di tản lên đường đi về hướng châu Âu.

Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan đưa ra các điều kiện rất rõ ràng: thứ nhất là phải trợ cấp nhiều hơn cho người di tản, thứ hai là phải giảm bớt các điều kiện cấp thông hành cho dân Thổ Nhĩ Kỳ vào các nước thuộc khối Liên minh châu Âu, thứ ba là phải cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối Liên minh châu Âu, và điều kiện thứ tư không kém quan trọng, là phải để cho Thổ Nhĩ Kỳ tự do chống lại thành phần người Kurde trên đất Thổ cũng như trên đất Syria.

Bản đồ vị trí địa lý nước Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng biển Đen phía bắc và biển Địa Trung Hải phía nam. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết chống lại chính phủ Al-Assad, và tin rằng châu Âu cũng thống  với ông,nhất với ông. Như vậy, ván cờ của nước Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến sự Syria đã được chính nước này nói ra một cách rất rõ ràng.

Giữa tháng 9-2015, khối Liên minh châu Âu đã đề nghị giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ một khoản chi phí là 1 tỷ Euro để kiểm soát biên giới phía Tây Nam (giáp giới với Hy Lạp) và xây dựng thêm 6 trung tâm tị nạn cho 2 triệu người di tản tại Thổ Nhĩ Kỳ. Việc kiểm soát biên giới Thổ sẽ được hỗ trợ thêm bởi Hy Lạp và cơ quan Frontex của Liên minh châu Âu.

Đề nghị nói trên sẽ tiếp tục được đưa ra  trên bàn hội nghị tại Luxembourg vào ngày 08-10-2015. Theo Chủ tịch quốc hội châu Âu, ông Martin Schulz thì hai vấn đề khó khăn nhất, là áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên hai sự kiện: thứ nhất là sự gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào khối Liên minh châu Âu, cùng đồng nghĩa với điều kiện thứ hai là các nước trong Liên minh châu Âu đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào "Danh sách những quốc gia di tản gốc chắn chắn" * (Pays d'origine sûr), mà hiện nay không được thực hiện vì vấn đề chiến tranh và mâu thuẫn với người Kurde.

Dân tộc Kurde hiện nay gồm có khoảng 40 triệu người, không có quốc gia, họ sinh sống đa số trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Syria. Sự mâu thuẫn giữa dân tộc Kurde trên đất Thổ Nhĩ Kỳ đã có từ nhiều năm nay và luôn là một đề tài chiến sự nóng.

* Danh sách này có nghĩa là người dân của các nước có tên trong danh sách sẽ không được công nhận là người di tản chính trị, vì trong các nước đó không có một sự kiện áp bức chính trị và bị áp dụng những hình phạt vi phạm nhân quyền vì chính trị. Những người dân đó sẽ bị trả về quốc gia gốc của họ, nếu họ xin tị nạn chính trị tại một nước khác.

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang