(CAO) Những diễn biến trong vài tháng gần đây cho thấy rằng sự chú ý của Ấn Độ vẫn tập trung trực tiếp vào Ấn Độ dương.
Ngoại giao hàng hài của Ấn Độ thường gắn liền với các hoạt động tiếp cận hải quân tới Đông Á. Với các chuyến viếng thăm của tàu hải quân tới Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây, và suy đoán của truyền thông về tham vọng Thái Bình dương của New Delhi, có một ấn tượng rằng Đông Á là điểm đến cuối cùng trong các nỗ lực ngoại giao của Hải quân Ấn Độ.
Tuy nhiên, những diễn biến trong vài tháng gần đây cho thấy rằng sự chú ý của Ấn Độ vẫn tập trung trực tiếp vào Ấn Độ dương.
Kể từ tháng hai năm nay, khi Thủ tướng Narendra Modi viếng thăm Sri Lanka, Seychelles và Mauritus, rõ ràng là các vùng ven biển Ấn Độ dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, New Delhi tích cực nuôi dưỡng các mối quan hệ với các láng giềng ven biển của mình.
Tàu Hải quân Ấn. Ảnh: Reuters
Các nỗ lực ngoại giao hàng hải của New Delhi không còn giới hạn ở mối quan hệ chính trị.
Tháng tư năm nay, Hải quân Ấn Độ đã ghi một trong những thành tích ngoại giao lớn nhất của mình khi di tản trên 4.000 công dân Ấn và 900 người nước ngoài từ khu vực chiến tranh Yemen.
Hoạt động mang tên Operation Rahat được xem là một minh hoạ đáng tin cậy cho vai trò gìn giữ hoà bình và tiềm năng hàng hải và của Ấn Độ, bởi vì nó được tiến hành trong mối cảnh một cuộc xung đột thực sự giữa một thảm hoạ nhân đạo đang diễn ra.
Nhưng ý nghĩa lớn nhất trong chính sách ngoại giao Ấn Độ dương của Ấn Độ là việc họ đã tiếp cận tới các quốc gia Vịnh Ả Rập.
Đầu tháng này, bốn tàu Hải quân Ấn Độ - Trishul, Tabar, Deepak và Delhi – đã khởi hành cho một đợt triển khai kéo dài một tháng tới Vịnh Ả Rập.
Sau chặng dừng chân ba ngày ở Dubai (UAE), ba tàu đã chia thành hai nhóm. Tàu Delhi và Trishul tới Al-Jubail (Saudi Arabia) và Doha (Qatar), nơi chúng thực hiện các cuộc diễn tập phối với hải quân các nước chủ nhà.
Trong khi đó, Tabar và Deepak tới Doha sau khi viếng thăm ngắn Kuwait, sau đó bốn tàu cùng tới Muscat cho chặng dừng chân cuối cùng trước khi trở về Mumbai.
Có một thực tế ít được biết đến rằng lối tiếp cận hướng Tây Á của Hải quân Ấn Độ bắt đầu từ trước chính sách ngoại giao hướng đông của họ.
Từ năm 2008, Hải quân Ấn Độ đã đã kết hợp với các lực lượng hàng hải khu vực trong các nhiệm vụ chống hải tặc, cung cấp những hỗ trợ quan trọng và tập huấn cho các hải quân của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Thông qua biên bản ghi nhớ và các ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng, Hải quân Ấn đã đẩy mạnh đáng kể sức mạnh tổng hợp trong hoạt động với các hải quân Vịnh Ả Rập, trong đó lực lượng là thành viên của Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ dương (IONS), một sáng kiến do Hải quân Ấn Độ khai phá.
Song song với hoạt động kết nối liên tục với các lực lượng hải quân Ả Rập, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ hàng hải với Iran. Một tuần trước chuyến đi tới các quốc gia GCC, hai tàu hải quân Ấn Độ, Betwa và Beas, đã viếng thăm cảng Bandar-e-Abbas của Iran.
Đối với các nhả quan sát hàng hải, chiến lược hàng hải hướng tới Vịnh Ả Rập của Ấn Độ dường như được thúc đẩy bởi hai cân nhắc quan trọng.
Các tuyến đường thủy ở Bắc Ấn Độ dương nằm trong số tuyến giao thông đường biển quan trọng nhất thế giới, tạo thuận lợi cho xuất khẩu số lượng lớn hàng hoá, dầu lửa và khí đốt.
Ấn Độ là người hưởng lợi chính dòng chảy thương mại và năng lượng qua các vùng ven biển Tây Á. Trung Đông cũng là quê hương của gần 7 triệu người Ấn Độ, lực lượng gởi tiền về đóng góp đáng kể cho kinh tế Ấn Độ.
Sức nặng tuyệt đối của sự tương tác thị trường và trao đổi thương mại với khu vực Vịnh Ả Rập đang tạo ra một nhu cầu cấp thiết cho sự hiện diện lớn hơn của hải quân Ấn Độ trong khu vực.