(CAO) Nữ hoàng vương quốc liên hiệp Anh Elisabeth II đã đọc trong buổi khai mạc quốc hội Anh hôm qua, ngày 27-05-2015 một dự thảo luật quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trước cuối năm 2017 về chủ đề nước Anh có muốn là thành viên của Liên minh châu Âu nữa hay không (Brexit).
Bản dự thảo do chính phủ đảng Báo thủ của thủ tướng David Cameron biên soạn, nhưng theo nghi lễ truyền thống thì phải do Nữ hoàng Anh tuyên bố, đọc trước quốc hội và sự hiện diện của chính phủ Cameron.
Bản dự thảo với tất cả mọi điều luật chi tiết sẽ được bàn luận trong Hạ Viện Anh kể từ ngày hôm nay 28-05-2015.
Nữ hoàng Anh Elisabeth II đang đọc bản tuyên bố dự thảo luật trưng cầu dân ý năm 2015 vào ngày thứ tư 27-05-2015 trước quốc hội và chính phủ Anh trong phiên họp khai mạc quốc hội.
Như thế, David Cameron đã "tăng tốc" tối đa, kể từ khi ông vừa tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào ngày 07-05 vừa qua. Sự hứa hẹn trước đây của Cameron sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào năm 2017 là quá lâu và quá chậm.
Đạo luật tổ chức cuộc trưng cầu dân ý dự kiến chỉ có người dân Anh có quốc tịch Anh mới được tham dự bỏ phiếu.
Trong bản tuyên bố do Nữ hoàng đọc, có điều khoản chính phủ Anh sẽ thương lượng lại với Liên minh châu Âu về quan hệ giữa một nước Anh độc lập và khối Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Cameron cho thấy sự hứa hẹn rằng, ông sẽ có đề nghị "thuận lợi" để cho nước Anh vẫn còn là thành viên của Liên minh châu Âu, nếu khối này có sự thay đổi, cải tổ.
Cameron đã gặp ông chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker vào ngày thứ hai vừa qua để đưa ra những đề nghị cải tổ của Anh. Trong tuần này, thủ tướng Anh sẽ gặp tổng thống Pháp François Hollande vào ngày mai thứ năm 28-05-2015 tại điện Élysée Paris, và gặp thủ tướng Đức Angela Merkel vào thứ sáu, 30-05-2015 tại Berlin.
Trên thực tế, nếu nước Anh rút ra khỏi khối Liên minh châu Âu thì đồng minh Pháp-Đức lại còn "rảnh tay" hơn để cải tổ, củng cố lại khu vực đồng Euro, vì cho đến giờ, nước Anh vẫn giữ đơn vị tiền tệ của mình, dùng Bảng Anh, không đổi sang tiền Euro, mà vẫn tham gia có quyết định và ảnh hưởng lên khu vực đồng Euro. Điều mâu thuẫn cơ bản này làm phát sinh ra nhiều mâu thuẫn kế tiếp.
Đơn vị tiền tệ của nước Anh là bảng Anh, họ không dùng tiền Euro.
Trên bình diện liên mình quân sự, nước Anh vẫn còn là thành viên của khối Nato, thì sự rút ra khỏi sân khấu chính trị Liên minh châu Âu không có ảnh hưởng hay thay đổi gì mấy.
Nước Anh, tuy vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ châu Âu, nhưng trên thực tế, về lịch sử, kinh tế, xã hội thì nước Anh gắn bó với Hoa Kỳ nhiều hơn là với các quốc gia châu Âu nằm trên thềm lục địa, mà quan hệ luôn trong tình trạng nửa ấm nửa lạnh.
Người dân Anh thì có vẻ đồng tình với việc rút ra khỏi khối Liên minh châu Âu. Họ suy luận rằng, việc rời khỏi Liên minh Châu ÂU không có thiệt hại gì, vẫn đi du lịch các nước châu Âu, vẫn mua nhà cửa được ở châu Âu, mà nước Anh không còn phải đóng một khối tiền "lệ phí" thành viên nữa, mà họ có cảm tưởng là "cho không", lấy trong công quỹ thu thuế của dân.