(CAO) Các nhà chức trách Malaysia đã thông báo một tin mới về số phận của những người di tản rằng họ đã tìm thấy 139 hố chôn xác tập thể và 30 trại giam giữ những người di tản đến từ các quốc gia Bangladesh và Birmanie, trên đường tìm đất định cư ở Thái Lan và Indonesia.
Đây là lần đầu tiên Malaysia cho biết tin tức về người tỵ nạn kể từ khi có làn sóng di tản, và Malaysia đang thương lượng với Thái Lan và Indonesia để giải quyết tình trạng này. Vào đầu tháng năm 2015, chính phủ Malaysia vẫn tuyên bố là không có trại giam giữ người di tản và hố chôn tập thể.
Theo ông Khalid Abu Bakar, lãnh đạo cảnh sát quốc gia của Malaysia, thì những trại tạm giam nằm trong một khu vực phía bắc của Malaysia là khá rộng lớn, có sức chứa từ hơn 20 người đến 300 người một trại.
Hiện tại Malaysia đang khai quật các hố chôn tập thể và khám nghiệm tử thi. Đồng thời, Khalid Abu Bakar cũng cho rằng không hiểu sao chính phủ lại không biết về những sự kiện này, với một con số 28 trại giam như thế. Họ phỏng định có khoảng 100 người chết vùi trong các hố.
Những người may mắn sống sót.
Phần đất phía bắc của Malaysia nằm trên tuyến đường di tản của người gốc Rogingyas từ Birmanie, và người dân Bangladesh đi tìm việc làm ở những nước khác. Ước tính có khoảng hơn 3000 người đã cập bờ Malaysia (Malaisie) và Indonesia (Indonesie).
Trước đó, vào cuối tháng tư ở phía nam của Thái Lan, đã tìm thấy hố chôn xác tập thể có hơn 20 tử thi người tỵ nạn.
Những người sống sót nói là họ bị giam giữ làm con tin trong rừng rậm ở Malaysia, cho đến khi gia đình họ đã trả đầy đủ tiền cho những người tổ chức ở Malaysia.
Người Rogingyas là một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, có khoảng 1,5 triệu người, có thổ ngữ riêng và chữ viết đã được chuyển âm sang mẫu tự La tinh, họ không có đất định cư, sinh sống tại một số quốc gia châu Á như ở Birmanie, Ả Rập (Arabie saoudite), Bangladesh, Pakistan, Thái Lan và Malaysia.
Theo ước tính của cơ quan Liên Hiệp Quốc thì trong ba năm vừa qua đã có khoảng 120.000 người Rogingyas tìm cách di cư từ Birmanie sang các nước khác để sinh sống, và trong khoảng ba tháng đầu năm nay có khoảng 25.000 người lên đường di tản, nhưng trên thực tế không ai biết được làn sóng di cư này có bao nhiêu người.
Được đem về các trại di tản, họ đang đợi phân phát thức ăn.
Giữa tháng năm, báo chí châu Âu đăng nhiều bài về thảm họa của những người di tản, cả ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều từ chối không nhận người di tản. Theo phỏng đoán của báo chí, có đến 7.000 người trôi nổi trên những chiếc thuyền trong vịnh Malacca để chờ được cập bờ.
Ngày 14 - 05 - 2015 báo chí châu Âu đăng tin là hải quân Malaysia sẽ kéo những chiếc thuyền chứa người di tản ra trở lại hải phận quốc tế, với lý do là họ muốn đi định cư ở Thái Lan và Indonesia.
Một số người sống sót nhờ được các cơ quan cứu trợ quốc tế giải thoát và đưa về Birmanie kể lại là trong các trại tạm giam, họ thiếu ăn, bị đánh đập, bị cưỡng hiếp và dùng làm con tin để ép gia đình họ phải chuộc mỗi người với một số tiền là 2.000 đô la Mỹ.
Một trong nhiều thuyền chở đầy người di tản từ Birmanie và Bangladesh trên vịnh Malacca, Malaysia.
Những người không có tiền chuộc bị bắt làm nô lệ trên những tàu đánh cá của Thái Lan và Indonesia, hoặc bị chở trở về Birmanie, hoặc bị giết ném xác xuống biển. Nhưng ngay trong thành phần cùng đi di tản với nhau, vì đói, khát hay tranh dành ảnh hưởng, quyền lực họ cũng dùng bạo lực với nhau, đánh nhau để dành ăn hay giết nhau chết cả trăm người.
Trong số những người di tản có cả phụ nữ và trẻ em, mệt lả và kiệt sức.
Hy vọng của những người di tản là tình đồng loại.
Ngày 20-05-2015 một tàu đánh cả của Indonesia đã bất chấp luật cấm giúp thuyền chở người di tản đã cứu hơn 370 người long đong trên biển.