Bình Dương:

Nhà đầu tư chuyển hướng sang mô hình nhà trọ cao cấp cho công nhân

Thứ Ba, 16/10/2018 14:37  | Nguyễn Hiếu

|

(CAO) Tại hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra tại Hà Nội mới đây, ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã thay mặt Bình Dương nhận bằng khen về những đóng góp trong 30 năm thu hút FDI vào Việt Nam.

Từ một tỉnh gần như không có cơ sở công nghiệp gì, cũng không có vốn FDI, bằng lối đi riêng đầy sáng tạo, đến nay Bình Dương đã có 3.430 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 31,29 tỷ USD, duy trì ở tốp 3 của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Bình Dương là vùng đất công nghiệp năng động bậc nhất khu vực.

Vốn FDI hiện là nguồn vốn quan trọng, là động lực cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, thu hút FDI của Bình Dương đã đạt hơn 5,78 tỷ USD, bằng 82,6% kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 đề ra (7 tỷ USD).

Với đà này, Bình Dương kỳ vọng sớm đạt và vượt chỉ tiêu thu hút 7 tỷ USD. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thu hút được 1,189 tỷ USD, đạt 84,95% kế hoạch năm.

Trong khi đó, các KCN được cho là đòn bẩy quan trọng tạo lực đẩy thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh này trong suốt hơn 20 năm qua. Đến nay Bình Dương đã xây dựng được 28 KCN và đưa các KCN đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ thuê đất đạt khoảng 67% và chiếm đến 70% lượng vốn thu hút đầu tư vào tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 lên 33 KCN tập trung, tổng diện tích khoảng 15.730,18 ha.

Còn theo quy hoạch vùng TP.HCM đã được Chính phủ phê duyệt, khu vực ngoài 30km từ trung tâm TP.HCM, trong đó có Bàu Bàng sẽ được phát triển các KCN và các khu đô thị vệ tinh.

Cuối tháng 4.2016, tỉnh Bình Dương đã làm lễ khởi động xây dựng và phát triển KCN - ĐT Bàu Bàng với mục tiêu tạo cú hích thúc đẩy công nghiệp và đô thị của huyện phát triển, sớm trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, cũng là sự khẳng định tất yếu trong xu hướng phát triển của vùng kinh tế năng động và tiềm năng này.

Theo quy hoạch được phê duyệt ban đầu, khu này có tổng diện tích 2.200 ha sau được nâng lên thành 3.200ha, kéo theo sự gia tăng quy mô dân số huyện lên tới 200.000 người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cũng như dịch vụ đô thị cho các dự án đầu tư tại đây. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của địa phương này. Đến nay, khu này đã lấp đầy 95% diện tích đất công nghiệp.

Toàn cảnh KCN đô thị Bàu Bàng được quy hoạch đồng bộ.

Đại diện UBND huyện Bàu Bàng cho biết trước đây đa số người dân huyện Bàu Bàng sống bằng thu nhập từ cây cao su, kết hợp chăn nuôi để tăng thu nhập. Khi KCN - ĐT Bàu Bàng hình thành, hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, hiện đại, công nghiệp phát triển thì nhiều gia đình đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi sang kinh doanh dịch vụ, buôn bán. Nhờ đó, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo đô thị dần định hình.

Bên cạnh đó, khi KCN - ĐT Bàu Bàng được mở rộng sẽ thu hút thêm lượng người đến làm việc và sinh sống, kéo theo các loại hình dịch vụ phát triển, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế và người dân nâng cao thu nhập.

Đáng lưu ý, bên cạnh lợi thế phát triển công nghiệp làm điểm nhấn cho quá trình đô thị hóa, các nhà quy hoạch còn hoàn toàn có thể bay bổng các ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cho đô thị này theo hướng đô thị sinh thái khi kết hợp hài hòa các ý tưởng với điều kiện tự nhiên tại Bàu Bàng.

UBND tỉnh này đã yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu tận dụng ưu thế tự nhiên để có thể vận dụng vào các ý tưởng quy hoạch hướng đến quy hoạch đô thị Bàu Bàng theo mô hình công nghiệp hiện đại nhưng vẫn có các yếu tố của một đô thị sinh thái.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên Bình Dương cung cấp cây xanh số lượng lớn, miễn phí cho các huyện (trong đó có Bàu Bàng), thị xã và các đơn vị để tăng số lượng cây xanh được trồng, tạo bóng mát, góp phần đảm bảo môi trường, phát triển bền vững.

Theo dự kiến của đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch, đến năm 2020, KCN - ĐT Bàu Bàng giai đoạn 1 sẽ lấp đầy khoảng 60% diện tích và đến năm 2030 sẽ lấp đầy 100% diện tích. Theo đó, 1 ha đất công nghiệp sẽ thu hút khoảng 80 lao động và với diện tích của giai đoạn 1 khu này sẽ thu hút từ 85.000 - 90.000 lao động.

Theo một báo cáo của VinaCapital về thị trường bất động sản, có khoảng 7 tỷ USD dòng vốn FDI chảy vào các KCN trong 10 tháng đầu năm. Việc nhắm đến phân khúc nhà ở cho người lao động, lên kế hoạch xây dựng nhà ở đúng chuẩn cho người lao động tại đây, nhất là công nhân các KCN, không chỉ thiết thực mà còn tạo cơ hội hút vốn nước ngoài, đón đầu cơ hội hợp tác quốc tế.

Các chuyên gia bất động sản đều nhận định, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch để chớp thời cơ đầu tư vào thị trường béo bở này. Savills Việt Nam cũng nhận định nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng ở KCN (như Bàu Bàng), rõ ràng rất tiềm năng.

Nhiều sản phẩm được xây dựng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người lao động.

Và với tốc độ công nghiệp hóa đang diễn ra sôi động tại Bàu Bàng hiện nay, nhiều dự án quy hoạch khu dân cư đô thị đã được hình thành.Tại khu công nghiệp - đô thị Bàu Bàng, Becamex cùng nhiều đơn vị đang đầu tư xây dựng khu nhà ở thương mại – dịch vụ cao cấp công nhân Bàu Bàng với hàng chục ngàn căn phòng trọ và nhà thương mại liền kề.

Mỗi dãy nhà gồm 1 căn nhà phố (1 trệt, 1 lầu) và 4 căn phòng trọ). Căn nhà phố được thiết kế rộng rãi, thông thoáng với diện tích sàn gần 90m2. Trong đó, bên dưới là không gian kinh doanh, trên lầu là không gian sống tách biệt với đầy đủ tiện nghi cho gia đình gồm 2 phòng ngủ, không gian sinh hoạt chung, wc và ban công.

Đáng chú ý hơn là không gian bên trong nhà trọ có tầng trệt bố trí hợp lý, tiện lợi, bếp nằm ở vị trí thông thoáng, có gác lửng, hành lang chung phía trước rộng rãi tiện cho việc đỗ xe máy và phơi đồ, có cổng rào chung đảm bảo an ninh tốt.

Mặt bằng tầng trệt và tầng lầu mẫu nhà Đất Nguồn xây dựng

Có thể nói các khu nhà ở tập trung như thế này sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh làm cho các nhà trọ trong dân và cả hai nhà cung cấp này đều phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Có như vậy, việc phát triển các khu nhà ở tập trung cho công nhân tại các KCN mới có tính bền vững.

Trước sự khan hiếm địa ốc tại khu vực TPHCM và vùng giáp ranh, nhiều nhà đầu tư lâu dài đã chớp lấy cơ hội chuyển hướng sang phân khúc mới này. Dự kiến, mô hình địa ốc dãy nhà trọ cho thuê sẽ là sản phẩm được chào đón nhất tại vùng đất công nghiệp – Bình Dương trong dịp cuối năm 2018 này.

Bình luận (0)

Lên đầu trang