(CATP) Năm mươi năm sau giải phóng, TP.Hồ Chí Minh càng sôi động và khoác diện mạo mới của kỷ nguyên số. Từ những con phố trăm tuổi đan xen các tòa nhà bọc kính, mạch sống thành phố giờ vang nhịp dữ liệu, từ trạm điều hành giao thông thông minh, bệnh án điện tử, đến cú chạm trên cổng dịch vụ công trực tuyến. Chuyển đổi số không chỉ là cài phần mềm, mà là cải cách tư duy, hứa hẹn tốc độ, minh bạch và sáng tạo. AI, dữ liệu lớn và IoT thổi sinh khí mới vào mọi ngóc ngách, từ quản trị đô thị đến an ninh công cộng. TPHCM nay có hai “bản đồ chiến lược” quan trọng, Nghị quyết 57 của Trung ương và Nghị quyết 98 của Quốc hội, trao quyền để thành phố thực hiện “giải phóng lần hai” bằng công nghệ và khát vọng con người.
THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA TPHCM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NHỮNG NĂM QUA
Từ năm 2018, hành trình chuyển đổi số của TPHCM tăng tốc với ba trụ cột dữ liệu - hạ tầng - nhân lực. Đến 2024, hơn một nửa thủ tục hành chính của thành phố đã diễn ra hoàn toàn trực tuyến, mục tiêu 80% hồ sơ số hóa vào 2025 đang trong tầm tay. Dữ liệu dân cư được đồng bộ với mạng camera thông minh gắn AI, hỗ trợ lực lượng công an phát hiện vi phạm giao thông và truy vết tội phạm theo thời gian thực, mở ra mô hình “phòng tuyến an ninh số” đầu tiên ở cấp quận.
Ở lớp đô thị thông minh, Trung tâm điều hành (IOC) tích hợp 21 nền tảng dữ liệu, giám sát giao thông, dự báo ngập, theo dõi chất lượng không khí và điều phối xử lý rác thải qua cảm biến IoT; hệ sinh thái này trở thành hình mẫu mà nhiều địa phương học tập.

TPHCM ban đêm với hiệu ứng đồ họa dữ liệu số (AI vẽ)
Trục y tế - giáo dục số cũng bứt phá. Hiện 9 bệnh viện công lập của thành phố đã chuyển sang bệnh án điện tử, trong đó Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiên phong đạt chuẩn EMR cấp bộ. Bệnh viện Ung bướu áp dụng AI lập kế hoạch xạ trị chỉ trong hai đến năm phút, rút ngắn thời gian bác sĩ làm việc thủ công bốn giờ xuống mức kỷ lục, nâng độ chính xác điều trị.
Song song, Sở Giáo dục và Đào tạo thí điểm lớp học cá nhân hóa dựa trên LMS, giúp giáo viên theo dõi tiến bộ học sinh theo thời gian thực.
CƠ HỘI VÀ ĐỘNG LỰC
TPHCM đang bước vào thời kỳ “dân số vàng” với hơn một nửa dân số dưới 35 tuổi, am hiểu công nghệ và tầng lớp trung lưu đã quen thuộc với các dịch vụ số. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ông Đào Trung Thành đến năm 2030, nhóm người tiêu dùng số sẽ chiếm trên 50% tổng chi tiêu hộ gia đình, trở thành động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tại TPHCM.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện ABAII tham gia Hội nghị Thông tin chuyên đề với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Bên cạnh đó, hệ sinh thái công nghệ đang phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT – những đơn vị không ngừng mở rộng hạ tầng Cloud và AI. VNG đã ghi dấu ấn với mốc 1 tỷ người dùng toàn cầu, trong khi Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về Blockchain và AI, đồng thời cử chuyên gia hỗ trợ chính quyền thành phố triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến. Đây chính là những trụ cột quan trọng giúp TPHCM nâng tầm trong kỷ nguyên số.
Một trong những “chìa khóa” then chốt cho sự bứt phá này là Nghị quyết 98, cho phép TPHCM được thử nghiệm nhanh các mô hình công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), biến thành phố trở thành “phòng thí nghiệm đô thị” hiếm có trong khu vực.
Không chỉ dừng lại ở thể chế và con người, nguồn dữ liệu khổng lồ từ các thiết bị IoT đang ngày càng đóng vai trò chiến lược, được ví như “dầu thô” cho các mô hình AI bản địa. Chính điều này sẽ giúp TPHCM từng bước làm chủ công nghệ lõi, mở đường cho một bước nhảy vọt trên bản đồ số Đông Nam Á.
THÁCH THỨC
Chuyển đổi số tại TPHCM vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản. Khoảng cách số giữa trung tâm và vùng ven vẫn lớn, tốc độ Internet chênh lệch, tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang còn thấp. Trong khi nhu cầu nhân lực AI tăng mạnh, nguồn cung mới đáp ứng khoảng 35%, tiềm ẩn nguy cơ “chảy máu chất xám”.
Tấn công mạng năm 2024 tăng hơn 25%, kéo theo rủi ro lộ lọt thông tin. Nguồn vốn hạ tầng số lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng ngân sách công hạn chế, còn mô hình PPP thiếu rõ ràng khiến nhà đầu tư e ngại.

Ông Đào Trung Thành
GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 2030
Một là, thành phố cần gấp rút thiết lập Open Data Hub - kho dữ liệu công hợp nhất cho phép doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp truy cập theo cấp phép, vừa kích hoạt chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo, vừa khuyến khích mô hình kinh tế dữ liệu. Khi dữ liệu dân cư, giao thông, khí hậu, y tế được chuẩn hóa và mở theo API, mọi ý tưởng AI bản địa đều có “nhiên liệu” để bốc cháy.
Hai là, xây dựng Trung tâm R&D AI quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao, kết nối các trường đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Trung tâm này không chỉ ươm tạo thuật toán lõi cho tiếng Việt, mà còn là nơi thử nghiệm chíp AI năng lượng thấp, robot phục vụ và hệ thống an ninh mạng tự học, góp phần biến TPHCM thành “thung lũng Silicon” của Đông Nam Á.
Ba là, triển khai chương trình Công dân số ở quy mô đại trà, ví như phổ cập kỹ năng an toàn mạng, khai thác dịch vụ công trực tuyến, tư duy dữ liệu cho mọi nhóm tuổi. Mỗi công dân số thành thạo sẽ là một “cảm biến xã hội”, vừa hưởng lợi từ hạ tầng số, vừa phản hồi dữ liệu để hệ thống ngày càng thông minh.
Bên trong Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) (AI vẽ)Bốn là, nhân rộng mô hình sandbox theo Nghị quyết 98 tại Khu đô thị Thủ Thiêm, như thử nghiệm xe tự lái, trạm sạc thông minh, quản lý chất thải bằng Blockchain. Thủ Thiêm thành công sẽ trở thành phòng trưng bày giải pháp và tạo sức ép lan tỏa ra toàn thành phố.
Năm là, song hành kỹ thuật với đạo đức, TPHCM cần hoàn thiện khung quản trị dữ liệu mở, thiết lập Ủy ban đạo đức AI độc lập, bảo đảm quyền riêng tư, trung lập thuật toán và an toàn quốc gia, để mọi bước tiến công nghệ luôn gắn với lợi ích con người.