Cụ thể, được thực hiện bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC), nhằm giúp CD không cần mang theo các loại giấy tờ chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên CSDLQG về DC, cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ này khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) hoặc tham gia giao dịch dân sự. Người dân chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng.
Thủ tục hành chính sẽ thông thoáng hơn
Theo LCT 2020, SHK, STT đã cấp vẫn được sử dụng, có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31-12-2022 và chỉ bị thu hồi khi CD thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong SHK, STT. Lúc này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi SHK, STT đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định và không cấp mới, cấp lại 2 sổ này.
Trước câu hỏi liệu việc bỏ SHK, STT có ảnh hưởng đến các giao dịch dân sự của người dân không, đại tá Lê Công Vân, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TPHCM, cho biết thông tin về cư trú của dân cư đã có trên CSDLQG về DC, do vậy những giao dịch của CD có liên quan đến thông tin về cư trú sẽ được sử dụng trên CSDLQG về DC.
Khi đi làm các TTHC, theo quy định sẽ sử dụng mã số định danh cá nhân để cập nhật vào CSDLQG về DC (mã định danh cá nhân chính là số CCCD, CMND 12 số). Hệ thống CSDLQG về DC do Bộ Công an xây dựng chính thức vận hành từ ngày 1-7-2021 sẽ kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ sở chuyên ngành.
Trong trường hợp CD đi làm các giao dịch hành chính sử dụng thông tin về cư trú mà các cơ sở chuyên ngành chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu về cư trú thì CD có thể đề nghị cơ quan quản lý CSDLQG về DC cung cấp thông tin về cư trú theo quy định của pháp luật để họ có cơ sở thực hiện các giao dịch.
Cụ thể, trường hợp này, người dân có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước, không phụ thuộc vào nơi cư trú của CD để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Hiện đã có một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẵn sàng kết nối như: Văn phòng Chính phủ (Cổng dịch vụ công quốc gia), Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tài chính (mã số thuế), Bộ Tư pháp (cấp số định danh cá nhân cho trẻ em); Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND 63 tỉnh, thành phố...
Bên cạnh đó, theo LCT 2020, Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan khác có liên quan sẽ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến SHK, STT hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các TTHC. Như vậy, những quy định mới trong LCT sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người dân trong các giao dịch dân sự hơn trước đây.
Thêm trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú
Theo LCT 2020, CD "được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú”. Tuy nhiên, quyền tự do cư trú của CD bị hạn chế trong các trường hợp sau:
Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định (QĐ) thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục (CSGD) bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện (CSCN) bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (TGD);
Người phải chấp hành biện pháp đưa vào CSGD bắt buộc, đưa vào CSCN bắt buộc, đưa vào TGD nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSGD bắt buộc, đưa vào CSCN bắt buộc, đưa vào TGD;
Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng chống dịch bệnh theo QĐ của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của LCT; các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Trong khi đó, LCT 2006 chỉ quy định hạn chế quyền tự do cư trú trong các trường hợp: Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Người bị tòa án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có QĐ thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; Người bị áp dụng biện pháp đưa vào TGD, cơ sở chữa bệnh, CSGD nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
(CAO)
Luật Cư trú năm 2020 là đạo luật rất quan trọng, có tính đổi mới trong công tác quản lý cư trú nói riêng và quản lý dân cư nói chung; thể hiện rõ nét việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội...