Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng người nghèo vẫn nhiều

Thứ Bảy, 05/12/2015 17:35  | Hải Triều

|

(CAO) Đã có nhiều tiến bộ đáng kể mà Việt Nam đạt được trong 5 năm qua được các đối tác phát triển ghi nhận tại phiên họp diễn ra sáng 5-12 tại Hà Nội. Tuy nhiên, người nghèo vẫn nhiều và khả năng tái nghèo của một nhóm dân số có thu nhập trung bình thấp là cảnh báo mà các đối tác phát triển gửi tới lãnh đạo Việt Nam tại diễn đàn các đối tác phát triển (VDPF).

Đối mặt với nghèo đói đa chiều

Có thể nói, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong mỗi trụ cột chiến lược và đạt kết quả phát triển chung. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 6% trong thời gian qua, quy mô nền kinh tế tang gần gấp đôi và hiện đạt khoảng 200 tỉ USD. Một tính toán của Ngân hang thế giới cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tang 4,8% hàng năm, ước đạt 2.200 USD/người/năm. Con số này, theo dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, sẽ còn tiếp tục tang trong 5 tới. Theo đó, chỉ tiêu cụ thể được đưa ra cho năm 2020 là 3.200 – 3.500 USD/người/năm; tăng trưởng GDP từ 6,5 – 7%/năm.

Đánh giá cao những thành tích mà Việt Nam đã đạt được, nhưng bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam lưu ý rằng Việt Nam vẫn còn rất nhiều ngừi nghèo. Vấn đề phúc lợi cho nhóm thiểu số đạt tiến bộ nhưng không đáng kể. “Mức giảm nghèo trong nhóm thiểu số giai đoạn 2010 – 2014 khá khiêm tốn. Diễn biến này đòi hỏi gấp rút đề ra một chương trình nghị sự mớ giải quyết tình trạng nghèo đói trong nhóm thiểu số” – bà Kwakwa khuyến cáo.

Còn bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của LHQ ta Việt Nam cảnh báo, Việt Nam đang phải đối mặt với sự nghèo đói đa chiều và các vấn đề xã hội mang hình thức mới tại khu vực đô thị, đặc biệt là đối với người nhập cư và người lao động ở khu vực phi chính thống, cũng như người cao tuổi và các bà mẹ bị bỏ lại ở khu vực nông thôn. Theo đại diện của LHQ, gần 26% dân số cận nghèo và 48% dân số thu nhập trung bình thấp của Việt Nam có thể bị đẩy vào tình trạng đói nghèo một cách dễ dàng ếu có bất cứ điều gì xảy ra, ví dụ như thảm hoạ tự nhiên hay một cú sốc kinh tế.

“Điều này đặt ra một thách thức lớn hơn đối với việc cải cách hệ thống bảo trợ xã hội vốn có mục tiêu hỗ trợ lực lượng lao động chính thống và nhóm dân số nghèo, nhưng lại bỏ qua nhóm dân số thu nhập cận nghèo và thu nhập thấp với các nguồn thu không cố định và nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài” – bà Pratibha nói, đồng thời lưu ý nhóm dân số này phải đối mặt với nhiều thiếu thốn và cũng cần được bảo vệ để có thể đầu tư cho tương lai của họ.

Vốn đâu để thực hiện tham vọng phát triển?

Đây là câu hỏi mà bà Kwakwa nêu ra tại diễn đàn VDPF. Khi nguồn vốn ưu đãi đang thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn vốn trong nước là chính. Nhưng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu hướng giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%. Vì thế, đại diện WB cho rằng, tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.

Chung quan điểm này, Giám đốc quốc gia Ngân hang Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Eric Sidgwick nhấn mạnh Việt anm cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có. Tuy nhiên, khả năng tận dụng tối đa nguồn lực ODA của Việt Nam lại khá hạn chế bởi các chính sách phức tạp không cần thiết và làm kéo dài quá trình chuẩn bị, phê duyệt các dự án do bên ngoài tài trợ, làm giảm hiệu suất và hiệu quả của nguồn tài chính bên ngoài đối với việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng.

“Các quan ngại còn liên quan đến việc áp dụng quy trình cho vay lại và thời gian phê duyệt hồ sơ thanh toán của Chính phủ” – ông Eric Sidgwick cho biết.

Việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đang làm giảm đi các cơ hội tiếp cận với nguồn hỗ trợ vay ưu đãi từ các gân hàng phát triển đa phương là một thực tế. Dù vậy, theo ông Eric Sidwick, cùng lúc đó rất nhiều nguồn lực mớ tập trung vào thị trường của các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cũng xuất hiện nhiều hơn. Và theo đại diện ADB, khi các ngùo viện trợ đa hương giảm và Việt Nam tốt nghiệp vốn vay ODA ưu đãi thì cần có một chính sách rõ ràng để hướng dẫn các nguồn đầu tư trong tương lai cho các lĩnh vực xã hội.

Dự và phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tiếp thu những ý kiến hợp lý của các đối tác phát triển và sẵn sàng trao đổi với các đối tác một cách thiện chí, chân thành. Việc người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự đầy đủ cả ba diễn đàn từ 2013 đến nay, theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, là điều rất đặc biệt, cho thấy sự tinh thần cầu thị, lắng nghe của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

Thừa nhận nền kinh tế còn nhiều hạn chế, khó khăn yếu kém chưa được như mong muốn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định 5 năm tới Việt Nam sẽ phải vượt qua những qua thách thức không nhỏ khi đã đã hội nhập sâu rộng với thế giới trong khi phát triển chưa thực sự bền vững, năng suất lao động thấp.

“Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng những hạn chế về quản trị của nhà nước, về cơ cấu của nền kinh tế, về thể chế, luật pháp vẫn chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển và hội nhập, cho yêu cầu huy động và sử dụng các nguồn vốn cho phát triển. Chúng tôi không hề chủ quan thõa mãn mà quyết tâm vượt lên thách thức” - Thủ tướng khẳng định, đồng thời chia sẻ với các đối tác phát triển mục tiêu 5 năm tới là phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước.

Để thực hiện được, theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ nhất quán thực hiện hiệu quả 3 đột phá: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân; phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực có chất lượng cao và có chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực nhất là tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại.

Bình luận (1)

Đúng vậy nhin chung thì mặt bằng thu nhập của nước ta có tăng trưởng rõ rệt. Nhưng tăng với ai cá nhân đơn vị tổ chức nào? Chứ đối với người dân nói chung và nông dân nói riêng thì khoản thu nhập của họ vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực.Nhưng dời sống kinh té của nhân dân nói chung là có phát triển tốt nhưng chậm./. Bùi Tá Vinh. Quảng Ngãi

Bùi tá Vinh - Thứ Bảy, 05/12/2015, 18:10 Trả lời | Thích
Lên đầu trang