Đặc biệt, lực lượng Công an nhanh chóng nhận diện, phân biệt “ta - địch”, phát hiện và xác định đối tượng đấu tranh ở ngay trong nội bộ. Tháng 7/1946, với chiến thắng trong vụ án Ôn Như Hầu, đã đấu tranh làm thất bại âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền cách mạng của Quốc dân Đảng cấu kết với thực dân Pháp giả danh quốc gia dân tộc, vạch mặt chỉ tên bọn phản động bên trong, bảo vệ vận mệnh dân tộc, chính quyền non trẻ. Tháng 3/1949, Nha Công an Trung ương đã bắt, xét hỏi, lập hồ sơ chuyển Toà án xử lý một số lãnh đạo, cán bộ Công an liên khu III và Ty Công an Hà Nam có hành vi phạm tội nghiêm trọng, nhận hối lộ, bắt người trái phép, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, được Nhân dân đồng tình ủng hộ.
Đội trinh sát đặc biệt, đơn vị chủ chốt trấn áp bọn phản động Quốc dân đảng ngày 12/7/1946.
Tinh thần, bản lĩnh và nghệ thuật chiến đấu được tôi rèn qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc trật tự trị an ở vùng căn cứ, vùng tự do, chiến đấu diệt địch, phá tề, phục vụ bảo vệ an toàn các chiến dịch và cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, trong đó có nhiều trận đánh lịch sử, như chiến dịch “tiễu phỉ”, đập tan âm mưu gây bạo loạn, cướp chính quyền tại tỉnh Hà Giang (1959) , chiến dịch đánh trả hàng trăm lượt máy bay và tàu chiến bắn phá các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tới cao điểm 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không” rải thảm Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng (1972)...
Sau ngày Miền Nam hòa toàn giải phóng, lực lượng Công an nhanh chóng tiếp quản, quản lý hành chính trị an, đồng thời khẩn trương đấu tranh trấn áp tội phạm. Chỉ trong thời gian ngắn, đã phát hiện gần 500 ngàn đối tượng nguỵ quân, nguỵ quyền trốn trình diện, cải tạo, đối tượng hình sự; thu hồi hàng vạn khẩu súng quân dụng, đạn dược, thuốc nổ, phương tiện chiến tranh; tổ chức nhiều đợt tấn công truy quét bọn buôn lậu hoạt động trên tuyến biên giới Tây Nam; trực tiếp tổ chức hàng ngàn trận chiến đấu chống Fulro, tiêu diệt 2.435 tên, bắt gần 3.000 tên, kêu gọi hơn 9.000 tên ra trình diện, góp phần tạo chuyển biến tích cực về an ninh, trật tự.
Trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng Công an chủ động nắm tình hình, quyết liệt đấu tranh với các âm mưu, hoạt động phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu “trong nổi dậy, ngoài đánh vào”, sử dụng người Việt lưu vong làm gián điệp, biệt kích, đưa người và vũ khí từ nước ngoài vào xây dựng cơ sở, câu kết với số trong nước hòng lật đổ chính quyền cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, không thể không nhắc tới chiến dịch phản gián quy mô lớn (CM12) đấu tranh với tổ chức tình báo gián điệp “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Trong ba năm từ 1981- 1984, địch đã chuyển giao cho “Tổ công tác đặc biệt” 18 chuyến xâm nhập với gần 200 tên gián điệp, biệt kích; 143 lượt tầu vũ khí, trên 3000 khẩu súng, hơn 100 tấn đạn, chất nổ, tiền giả và nhiều phương tiện hoạt động khác, từ đó ta bóc gỡ hàng chục tổ chức địch cài lại trong nội địa.
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, người trực tiếp tham gia “Tổ công tác đặc biệt” chỉ huy chiến dịch cho biết: “Các lực lượng tham gia Kế hoạch đã nắm chắc tình hình, kiểm soát và điều khiển mọi hoạt động của tổ chức phản động này từ nước ngoài; dùng người của địch để đánh địch, biến người của địch thành người của ta để tập trung “đánh” trung tâm của địch ở bên ngoài. Ta đã câu nhử, đón bắt toàn bộ các chuyến xâm nhập của chúng vào địa bàn Tây Nam Bộ, bóc gỡ các tổ chức phản động, đưa bọn tội phạm ra xét xử công khai…”. Đây là chiến công điển hình, mang tầm chiến lược, phản ánh đậm nét nghệ thuật đấu tranh với kẻ địch của lực lượng CAND.
Luôn bám sát phương châm “bất kỳ ai làm điều gì có hại cho Nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù”; “phòng ngừa từ xa, giải quyết tại chỗ”; “không để phức tạp, lây lan, kéo dài” trong giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Trong xử lý, luôn áp dụng nhiều biện pháp, đối sách từ hành chính đến hình sự, từ giáo dục thuyết phục đến gọi hỏi, răn đe, ngăn chặn. Sự nhuần nhuyễn, nhạy bén trong nghệ thuật và biện pháp đã phát huy hiệu quả cao trong giải quyết nhiều vụ án, vụ việc, đặc biệt trên lĩnh vực tình báo, bảo đảm an ninh chính trị, thể hiện rõ nét qua giải quyết các vụ việc phức tạp như biểu tình, bạo loạn chính trị ở Tây nguyên (2001, 2004), vụ việc Mường Nhé (2011), các cuộc biểu tình liên quan đến tôn giáo, đất đai….
Tinh thần, bản lĩnh và nghệ thuật chiến đấu được tôi rèn qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc trật tự trị an ở vùng căn cứ, vùng tự do, chiến đấu diệt địch, phá tề, phục vụ bảo vệ an toàn các chiến dịch và cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, trong đó có nhiều trận đánh lịch sử, như chiến dịch “tiễu phỉ”, đập tan âm mưu gây bạo loạn, cướp chính quyền tại tỉnh Hà Giang (1959) , chiến dịch đánh trả hàng trăm lượt máy bay và tàu chiến bắn phá các địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tới cao điểm 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không” rải thảm Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng (1972)...
Sau ngày Miền Nam hòa toàn giải phóng, lực lượng Công an nhanh chóng tiếp quản, quản lý hành chính trị an, đồng thời khẩn trương đấu tranh trấn áp tội phạm. Chỉ trong thời gian ngắn, đã phát hiện gần 500 ngàn đối tượng nguỵ quân, nguỵ quyền trốn trình diện, cải tạo, đối tượng hình sự; thu hồi hàng vạn khẩu súng quân dụng, đạn dược, thuốc nổ, phương tiện chiến tranh; tổ chức nhiều đợt tấn công truy quét bọn buôn lậu hoạt động trên tuyến biên giới Tây Nam; trực tiếp tổ chức hàng ngàn trận chiến đấu chống Fulro, tiêu diệt 2.435 tên, bắt gần 3.000 tên, kêu gọi hơn 9.000 tên ra trình diện, góp phần tạo chuyển biến tích cực về an ninh, trật tự.
Trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng Công an chủ động nắm tình hình, quyết liệt đấu tranh với các âm mưu, hoạt động phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu “trong nổi dậy, ngoài đánh vào”, sử dụng người Việt lưu vong làm gián điệp, biệt kích, đưa người và vũ khí từ nước ngoài vào xây dựng cơ sở, câu kết với số trong nước hòng lật đổ chính quyền cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, không thể không nhắc tới chiến dịch phản gián quy mô lớn (CM12) đấu tranh với tổ chức tình báo gián điệp “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Trong ba năm từ 1981- 1984, địch đã chuyển giao cho “Tổ công tác đặc biệt” 18 chuyến xâm nhập với gần 200 tên gián điệp, biệt kích; 143 lượt tầu vũ khí, trên 3000 khẩu súng, hơn 100 tấn đạn, chất nổ, tiền giả và nhiều phương tiện hoạt động khác, từ đó ta bóc gỡ hàng chục tổ chức địch cài lại trong nội địa.
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, người trực tiếp tham gia “Tổ công tác đặc biệt” chỉ huy chiến dịch cho biết: “Các lực lượng tham gia Kế hoạch đã nắm chắc tình hình, kiểm soát và điều khiển mọi hoạt động của tổ chức phản động này từ nước ngoài; dùng người của địch để đánh địch, biến người của địch thành người của ta để tập trung “đánh” trung tâm của địch ở bên ngoài. Ta đã câu nhử, đón bắt toàn bộ các chuyến xâm nhập của chúng vào địa bàn Tây Nam Bộ, bóc gỡ các tổ chức phản động, đưa bọn tội phạm ra xét xử công khai…”. Đây là chiến công điển hình, mang tầm chiến lược, phản ánh đậm nét nghệ thuật đấu tranh với kẻ địch của lực lượng CAND.
Luôn bám sát phương châm “bất kỳ ai làm điều gì có hại cho Nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù”; “phòng ngừa từ xa, giải quyết tại chỗ”; “không để phức tạp, lây lan, kéo dài” trong giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Trong xử lý, luôn áp dụng nhiều biện pháp, đối sách từ hành chính đến hình sự, từ giáo dục thuyết phục đến gọi hỏi, răn đe, ngăn chặn. Sự nhuần nhuyễn, nhạy bén trong nghệ thuật và biện pháp đã phát huy hiệu quả cao trong giải quyết nhiều vụ án, vụ việc, đặc biệt trên lĩnh vực tình báo, bảo đảm an ninh chính trị, thể hiện rõ nét qua giải quyết các vụ việc phức tạp như biểu tình, bạo loạn chính trị ở Tây nguyên (2001, 2004), vụ việc Mường Nhé (2011), các cuộc biểu tình liên quan đến tôn giáo, đất đai….
Một trong những mặt trận tôi rèn bản lĩnh, ý chí cán bộ chiến sĩ Công an được coi là “bão ngầm”, “tội phạm của các loại tội phạm”, đó là phòng, chống tội phạm ma tuý. Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy cho biết: “Tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý, thu giữ lượng ma túy lớn. Thủ đoạn tinh vi, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ. Tổn thất và hy sinh luôn rình rập hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên chúng tôi luôn vững vàng, không lùi bước trước mọi khó khăn, hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng đối với loại tội phạm này”.
Qua hàng vạn vụ án, đấu tranh với hàng ngàn đối tượng càng cho thấy tư tưởng “đối với kẻ địch, phải cương quyết, khôn khéo” luôn là phương châm, nguyên tắc đấu tranh bất di bất dịch. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chia sẻ: “Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta luôn xác định phòng ngừa là chính; kết hợp với chủ động, tích cực đấu tranh. Quá trình tôi luyện trong thực tiễn sôi động của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đã hình thành và ngày càng hoàn thiện lý luận, biện pháp đấu tranh với tội phạm của lực lượng CAND. Xuyên suốt đó là yếu tố bản lĩnh, văn hóa nhân văn, mưu trí, dũng cảm , sắc bén về nghiệp vụ, chắc chắn về pháp luật. Nhiều vấn đề đã nâng tầm “nghệ thuật” như nghệ thuật vận dụng tổng hợp các biện pháp liên hoàn, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp truyền thống và hiện đại trong đấu tranh chuyên án; nghệ thuật chớp thời cơ, xác định thời điểm đột phá, khâu đột phá, đối tượng đột phá …trong đấu tranh với các đường dây, tổ chức, băng nhóm tội phạm”
Trong chỉ huy chiến đấu, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết: “Tinh thần chỉ đạo của người lãnh đạo chỉ huy là rất quan trọng. Người chỉ huy phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; kết hợp nhuần nhuyễn, sử dụng tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng, giữa sử dụng con người với biện pháp, phương tiện kỹ thuật; kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp bí mật và công khai trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ pháp luật, tạo chỗ dựa và niềm tin vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ trong tấn công trấn áp tội phạm…”.
Hành trình phía trước, ngay cả khi giành chiến thắng, vẫn là hành trình tôi rèn bản lĩnh và nghệ thuật đấu tranh.
(Còn tiếp...)