Các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau và Viện Pháp y Quốc gia (PYQG) có đến kiểm tra nhưng hình thức xử lý mỗi nơi mỗi kiểu.
BIẾN THƯƠNG TẬT NẶNG THÀNH NHẸ, NHẸ THÀNH NẶNG
Ngày 4-6, Viện PYQG cử đoàn công tác đến làm việc với TTPY tỉnh Cà Mau liên quan đến những thông tin mà báo chí phản ánh. Điều khá bất ngờ, khi đoàn có thông báo kết quả, nhiều đơn tố cáo của bác sĩ chuyên môn phản bác hành vi “chạy” trách nhiệm cho ông Trần Việt Bắc, giám đốc trung tâm cũng là GĐV bị nhiều người dân tố cáo.
Trong 82 hồ sơ giám định được lưu tữ tại trung tâm, đoàn kiểm tra 8 hồ sơ mà báo chí phản ánh. Điều khá bất ngờ, trường hợp nào cũng có sai sót. Trường hợp anh Đăng Thành Ngọt (SN 1980, ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bị đánh gây thương tích.
Ngày 19-6-2014, anh Ngọt được TTPY tỉnh Cà Mau giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh chụp X-quang. Kết quả, anh Ngọt bị gãy mỏm khuỷu trái, đang xuyên đinh; tay trái hạn chế gấp-duỗi. Căn cứ vào thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, trường hợp anh Ngọt phải áp dụng mục 2 (cẳng tay và khớp khủy) tại mục 2.3.1. xếp tỷ lệ 11-15%.
Thế nhưng, ngày 23-6-2014, TTPY tỉnh Cà Mau áp dụng mục 2.12 của thông tư trên với mức khung tỷ lệ 6-10%. Với kết quả trên, đối tượng gây thương tích cho anh Ngọt sẽ được giảm hình phạt.
Trong rất nhiều giấy giám định pháp y, ông Bắc ký tên vừa là giám định viên, vừa là Giám đốc trung tâm
Thế nhưng khi kiểm tra hồ sơ, ông Phạm Xuân Toàn, Phó Viện trưởng nhận định:: “TTPY Cà Mau vận dụng mục 2.12 là không phù hợp. Vì Thông tư 28 chưa có mục xếp tỷ lệ thương tật trên. Đúng ra, TTPY tỉnh phải chọn mục 2.9.1 là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả 2 mục như nhau nên không ảnh hưởng đến kết quả giám định”.
Nhận định trên của ông Toàn đã gây phản ứng các bác sĩ chuyên môn. Kết quả TTPY là cơ quan chuyên môn phải cung cấp kết quả có khoa học, trung thực, chính xác. Từ đó, cơ quan tố tụng biết trước kết quả, tránh oan sai. Viện lấy lý do, Thông tư 28 là không chính xác.
Theo đơn tố cáo, ông Bắc có dấu hiệu làm sai lệch vụ án khi đưa ra kết quả giám định 10%. Anh Ngọt gãy mõm khuỷu không gãy rời mõm trâm quay hoặc trâm trụ; không yếu khớp cổ tay “vị trí giải phẫu bệnh, hai tổn thương này khác nhau vời vợi...” áp dụng mục 2 (cẳng tay và khớp khủy) tại mục 2.3.1. xếp tỷ lệ 11-15% mới phù hợp.
Tháng 7-2014, anh Trần Thái Học (SN 1981, ngụ huyện Cái Nước, Cà Mau) được Công an huyện Cái Nước giới thiệu trưng cầu giám định tại TTPY tỉnh do bị đánh thương tích ở mắt.
GĐV Trần Việt Bắc giới thiệu anh Học khám mắt tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Kết quả của bệnh viện, mắt phải của anh Học thị lực 4/10, mắt trái 10/10.
Ông Bắc đề nghị anh Học giám định lần 2 tại Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh. Kết quả, mắt phải của anh Học 2/10, mắt trái 6/10. Trước kết quả trái ngược nhau, ông Bắc đưa ra kết quả giám định tỷ lệ thương tật 0%.
Theo nhều hồ sơ kết quả giám định tại đây, ngoài thương tích được TTPY kết luận nặng thành nhẹ thì nhiều trường hợp nhẹ biến thành nặng. Ông Nguyễn Văn Thời (SN 1963, ngụ huyện U Minh, Cà Mau) tìm đến TTPY giám định thương tích ở mắt.
Kết quả của Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau, mắt phải thị lực có kính 2/10, mắt trái 10/10. Kết luận, mắt phải bị tật khúc xạ, thị lực giảm.
Theo quy định, giám định viên phải mời bác sĩ chuyên khoa hội chẩn nhưng ông Bắc đưa ra tỷ lệ 17%. Đối với kết quả giám định Lương Trùng Dương (ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), hồ sơ bệnh án: Tổn thương dập não, xuất huyết trán đỉnh trái, lún sọ đỉnh trái, viện thừa nhận, ông Bắc áp dụng mục xét tỷ lệ sai.
Ngày 13-4-2014, anh Trần Lê Anh Phương xô xát với Lê Văn Hậu bị thương tích. Ngày 29-4-2014, Phương đến TTPY tỉnh Cà Mau xin giám định thương tật. TT giới thiệu Phương đến BVĐK Cà Mau chụp X-quang phổi, kết quả gãy cung sường số 7, ít dịch góc sườn hoành phải.
Chẳng hiểu sao, kết quả giám định pháp y ghi nhận 1 vết sẹo hình chữ L vùng người. Và ông Bắc đánh tỷ lệ anh Phương thương tật 11%. Điều nghịch lý, bản giám định trên, một mình ông Bắc ký với chức danh là giám đốc vừa là GĐV.
Viện cho rằng, kết quả giám định của anh Phương, GĐV lấy giới hạn chưa phù hợp. Đối với kết quả giám định thương tật của bà Nguyễn Thị Hạnh, anh Trần Công Định (ngụ xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nhiều lần gởi đơn tố cáo. Anh Định và bà Hạnh mâu thuẫn dẫn đến xô xát.
Anh Trần Công Định suýt ở nhận án oan do kết luận giám định không đúng
Bà Hạnh giám định pháp y về thương tích số 387/PY-TT, được ký ngày 9-12-2013 với kết quả cao vút. Bà Hạnh có tiền căn chấn thương đầu nằm điều trị tại Khoa ngoại thần kinh (BVĐK Cà Mau); đau đầu mất ngủ, cảm xúc không ổn định, tư duy lai nhai, giảm trí nhớ, dễ mệt mỏi, thầm buồn, ăn uống kém. Riêng với vết sẹo của bà Hạnh, giám định tỉ lệ là 3%; hội chứng chấn động não là 11%. TTPY Cà Mau kết luận tổng mức tỉ lệ thương tật là 14%.
Bản kết luận giám định của trung tâm đối với bà Hạnh
HAI HÌNH THỨC KỶ LUẬT?
Khi thông báo trên ban hành, nhiều người tâm huyết với ngành pháp y phản ứng. Kết quả chuyên môn, không thể có câu chưa phù hợp và đổ lỗi cho thông tư được. Bởi kết luận giám định pháp ly là cơ sở cho các quan tố tụng xem xét xử lý đúng người đúng tội nên phải chính xác và khoa học.
Sau khi xem xét 8 hồ sơ giám định tại TTPY Cà Mau, Viện PYQG nhận xét, trình độ và kinh nghiệm GĐV chưa cao nên còn lúng túng trong việc vận dụng khung xếp tỷ lệ. Đề nghị TTPY tỉnh Cà Mau nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác giám định tránh xảy ra những sai sót tương tự.
Tuy nhiên, trước đó Tổ kiểm tra Sở Y tế kiểm ra thông tin Báo CATP phản ánh. Trước sai phạm của ông Trần Việt Bắc, tổ đề nghị, giám đốc Sở Y tế phải có hình thức kỷ luật giám đốc sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, không cho phó giám đốc trung tâm ký tên vào biên bản pháp y, nhiều hồ sơ kết quả giám định còn sai sót.
Với hai hình thức kỷ luật trên, dư luận hết sức hoài nghi không bình thường của đoàn kiểm tra VQGPY.