Quảng Nam:

Rừng cổ thụ ở Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá, kiểm lâm “đổ” thiếu người

Thứ Ba, 10/04/2018 02:20  | Hải Đường

|

(CAO) Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn (Đông Giang), phá rừng lim cổ thụ ở huyện Nam Giang.

Tuy nhiên, mới đây lại xảy ra một vụ phá rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh giáp ranh giữa huyện Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam). Từ đầu năm 2018, liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn và rừng lim cổ thụ, thuộc tỉnh Quảng Nam. Thì mới đây, lại xảy ra một vụ phá rừng ở Khu BTTN Sông Thanh. Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, chúng tôi đã đi thực tế tại điểm xảy ra phá rừng khu BTTN Sông Thanh, thuộc thôn Pà Xua (xã Ta Bhing, huyện Nam Giang).

Một số phách gỗ nằm ngổn ngang trong rừng khu BTTN Sông Thanh

Tại đây, chúng tôi nhìn thấy các cây gỗ bị đốn hạ, một số cây được xẻ thành phách được lâm tặc kéo tập kết gần bờ sông. Tiếp đến chúng tôi đi sâu vào bên trong thì thấy một số gốc cây gỗ lim có tuổi hơn trăm tuổi bị lâm tặc đón hạ trơ gốc, chỉ còn lại mùn cưa và một số nhành cây nằm ngổn ngang trong rừng sâu. Tại một điểm khác ở khu BTTN Sông Thanh, chúng tôi nhìn thấy có khoảng hơn 10 cây gỗ gõ bị lâm tặc đón hạ; trong đó có 1 cây mới lâm tặc vừa mới chặt phá, có đường kính gần 1,4m nằm trong rừng.

Theo một người dân ở xã Ta Bhing dẫn đường cho biết, tình trạng lâm tặc lén lút lợi dụng đường đi hiểm trở, nằm sâu trong rừng đã tàn phá nhiều cây gỗ quý ở trong khu BTTN Sông Thanh. Sau khi bọn chúng đón hạ các cây gỗ quý sẽ xẻ ra thành phách kéo ra gần bờ sông để vận chuyển về dưới xuối,… bán lấy tiền.

Một gốc cây gỗ lim trong rừng BTTN Sông Thanh bị đón hạ 

Trược sự việc này, ông Đinh Văn Hồng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sông Thanh cho biết: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí về việc lâm tặc tàn phà khu BTTN Sông Thanh, chúng tôi đã thành lập Tổ công tác của Hạt Kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương và đồn biên phòng Đắc Pring khẩn trương triển khai, xác minh thông tin vụ việc theo thông tin báo chí đăng tải, nhằm có những thông tin chính xác hơn về vụ việc này để báo cáo về cấp trên cũng như các cơ quan báo chí”.

Theo ông Hồng, biên chế hiện tại của hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Sông Thanh chỉ có 19 đồng chí kể cả lái xe, so với Nghị định 117 ngày 24-12-2010 mới chỉ đáp ứng được 1/10 theo quy định nhưng phải quản lý hơn 75.000 ha rừng đặc dụng; mặc dù lực lượng rất mỏng nhưng nhưng cán bộ Kiểm lâm thường xuyên bám sát địa bàn cụ thể khi triển khai thưc hiện Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 10-01-2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc kiểm tra, truy quét, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Lâm tặc chưa kịp vận chuyển các phách gỗ trong khu BTTN Sông Thanh

Ông Hồng nói thêm, triển khai 18 kế hoạch tuần tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận quản lý, trong đó có sự phối hợp của các ban ngành trên địa bàn huyện Nam Giang như Công an, Đồn Biên phòng...

Kết quả đã tổ chức 50 đợt kiểm tra, truy quét, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; phát hiện và lập biên bản: 42 vụ vi phạm; tạm giữ 1,880 m3 gỗ tròn, 16,391 m3 gỗ xẻ, 1.025 kg gốc rễ có hình thù phức tạp, 8 xe mô tô, 05 xe ô tô, 1 xe bò, 20 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm (trọng lượng 5,9 kg), 30 kg sản phẩm động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, 66 cá thể động vật rừng thông thường (trọng lượng 111,5 kg) và 288,5 kg sản phẩm động vật rừng thông thường.

Một gốc cây bị lâm tặc đón hạ có đường kính lớn

Đặc biệt, trong đó có 02 vụ vi phạm về động vật rừng có dấu hiệu vi phạm hình sự hiện đang được đơn vị trưng cầu giám định để hoàn chỉnh các thủ tục khởi tố vụ án hình sự. Trước đó, báo Công an TP Hồ Chí Minh đã có một số bài việc phản ánh lâm tặc tàn phá rừng phòng hộ Sông Kôn và Nam Sông Bung.

Được biết, Khu BTTN Sông Thanh, nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, (thuộc tỉnh Quảng Nam) và giáp biên giới nước bạn Lào với diện tích vùng lõi hơn 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Đặc biệt, khu BTTN Sông Thanh có khoảng gần 1.000 loài động, thực vật, trong đó có hơn 20 loài đặc hữu của Việt Nam, cùng gần 40 loài nằm trong danh sách đỏ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang