(CAO) Khi nhiều thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan với những hóa chất độc hại liên tục bị phát hiện thì những năm gần đây, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang ưa chuộng những món ngon dân dã. Cũng từ đó mà nhiều thực phẩm dân dã, thôn quê dần lên ngôi.
Trên tuyến đường ĐT.848 thuộc địa bàn xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp, có một căn lều nhỏ khói lên nghi ngút suốt cả ngày, nơi đây mỗi ngày thu hút rất đông thực khách từ mọi nơi khi đi ngang qua Sa Đéc bởi một món ngon Nam bộ được nhiều người yêu thích đó là món hến ruột.
Điểm vớt hến này của bà Nguyễn Kim Lệ (57 tuổi) đã tồn tại cả chục năm nay và là một trong số điểm vớt hến ít ỏi trên địa bàn TP.Sa Đéc.
Điểm vớt hến này của bà Nguyễn Kim Lệ (57 tuổi) đã tồn tại cả chục năm nay
Bà Lệ cho biết, trước đây bà chỉ đi bắt hến bán nhưng do xã hội ngày càng phát triển, nhiều người không có thời gian để vớt hến tại nhà nên món hến ruột vớt sẵn đang được nhiều người chọn mua.
Hến được vớt bằng bếp củi, không hóa chất, nên mặc dù căn lều nhỏ thế này nhưng mỗi ngày bà Lệ vớt gần 150kg hến tươi để cho ra gần 20kg hến ruột bán cho khách vãng lai, với giá bán mỗi kg là 70 ngàn đồng, hến vớt ra bao nhiêu là được bán hết bấy nhiêu.
Lều hến của bà Lệ luôn đắt khách
Hến vừa vớt ra nóng hổi thì được các khách hàng từ các nơi trong đó có những đoàn xe khách các tỉnh đi ngang qua ghé mua, bình quân, mỗi ngày bà Lệ bán khoảng 20kg hến ruột. Từ công việc dân dã này đã giúp bà có thu nhập khá trang trải trong gia đình.
Cũng từ hến ruột vớt sẵn, người ta có thể chế biến ra nhiều món ngon khác nhau như: hến kho xả, hến xào hành, bánh xèo nhân hến, hến cuốn bánh tráng…
(CAO) Cà phê không còn chỉ là một thức uống của người Việt, mà nó đã trở thành một thói quen, một nét độc đáo. Nhưng uống cà phê ở một quán đã tồn tại đến 67 năm với kỹ thuật rang cà phê thủ công được truyền 3 đời thì còn là một điều thú vị khác.