Làng nghề nặn tượng ông Táo tất bật những ngày cận Tết

Thứ Ba, 22/01/2019 14:57

|

(CAO) Hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, những làng nghề truyền thống tại Huế lại tất bật vào mùa, theo tín ngưỡng của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng và bộ ba tượng ông Táo mới được thay lên bếp.

Tại làng Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, vốn dĩ nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tượng “ông Táo”. Từ đầu tháng 11, những người nông dân chân lắm tay bùn đã bắt đầu chuẩn bị nặn ra những bức tượng ông Táo để kịp tung ra thị trường.

Tượng ba ông Táo truyền thống thành phẩm

Anh Võ Văn Nam (một người dân của làng) cho biết: “Gia đình làm nghề “ông Táo” từ thời cha tôi cho đến bây giờ đã được mấy chục năm. Sau khi cha mất, tôi và con tiếp tục lưu giữ lại nghề truyền thống của cha ông cũng như nghề của địa phương. Ngoài gia đình tôi thì trong làng cũng có nhiều gia đình vẫn giữ được nghề".

Theo tìm hiểu, nghề nặn tượng “ông Táo” là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xứ Huế và cũng không chắc con cháu sau này sẽ nối nghề, vì để sống với nghề này thì không thể làm “ông Táo” cả năm được nên buộc phải làm thêm nhiều việc khác.

"Để thành sản phẩm nặn tượng ông Táo bán ra thị trường không phải dễ mà phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn (in ra hình ông táo), phơi khô, nung và sơn màu” - chị Võ Thị Hòa cho biết. Với mỗi sản phẩm tượng ông Táo bán ra giá 2.500 đồng thì lãi được 1.000 đồng. Mỗi ngày gia đình chị làm được 500 – 600 ông Táo.

Hình ảnh công việc nặn tượng 3 ông Táo truyền thống:

Nguyên liệu chuẩn bị làm ông Táo
Tượng nặn xong đem phơi khô rồi nung
Sơn màu cho tượng
Tỷ mỷ sơn màu
Tượng 3 ông Táo thành phẩm.

Bình luận (0)

Lên đầu trang