(CAO) Mặc dù có đến gần 1/3 dân cư TP.HCM bị đau mạn tính nhưng số cơ sở y tế và bác sĩ chuyên về đau vẫn còn khá khiêm tốn.
Vấn đề đánh giá và điều trị đau đã được nhiều nước quan tâm từ rất lâu. Thế nhưng, đây vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới trong công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tổng thư ký Hội Đau TP.HCM đau mạn tính là một trong những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm của người dân TP.HCM vì tỷ lệ mắc khá cao 30,73% ; nhất là đối với phụ nữ, người cao tuổi, người thất nghiệp, hưu trí, người có trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, phụ nữ đông con.
Vị trí đau phổ biến nhất là khớp gối, thắt lưng, đau vùng đầu mặt. Hơn một nửa số bệnh nhân (59,39%) chịu đựng mức độ đau từ vừa đến dữ dội.
Ảnh minh họa
Đau mạn tính còn gây ảnh hưởng không tốt đến cảm và đến công việc của bệnh nhân… Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng đau của mình thì chỉ có khoảng 31% bệnh nhân đi khám bác sĩ ; số còn lại tự đi mua thuốc uống và tự điều trị.
Theo đánh giá của ThS.BS Thanh Thủy, mặc dù có đến gần 1/3 dân cư thành phố bị đau mạn tính nhưng số cơ sở y tế và bác sĩ chuyên về đau vẫn còn khá khiêm tốn. Hi vọng trong tương lai vấn đề đau mạn tính sẽ được quan tâm nhiều hơn nhằm mang lại sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho bệnh nhân. Vấn đề đánh giá và điều trị đau đã được nhiều nước quan tâm từ rất lâu. Thế nhưng, đây vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới trong công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Ngô Đồng