Nội dung của Chỉ thị chỉ cho phép hoạt động một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, vật tư y tế nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc "3 tại chỗ": sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng quy định trên nên đã cho công nhân nghỉ việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và gia đình.
Lo cho từng người dân
Nắm bắt được tình hình đó, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các quận như: 3, Tân Bình, Tân Phú... cùng các ban ngành, đoàn thể phường, khu phố và Công an phường đã tổ chức vận động các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm đóng góp lương thực, thực phẩm như: rau, gạo, mì gói, nước tương, dầu ăn, đường... để hỗ trợ các hộ dân trong các khu nhà trọ, hộ có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những phần quà hỗ trợ đó tuy không nhiều nhưng hiện tại đã giải quyết được vấn đề lương thực, thực phẩm thiết yếu để đảm bảo nhu cầu đời sống hằng ngày cho người dân. Cũng để đảm bảo hạn chế ở mức thấp nhất việc đi lại của người dân, không để tiếp diễn tình hình tụ tập đông người, ra ngoài khi không có lý do chính đáng và những trường hợp không tuân thủ quy định giữ khoảng cách hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng. Đồng thời, giúp đỡ bà con nhân dân vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân". Góp sức cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19.
Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM kiểm tra công tác chốt chặn trên địa bàn TP.Thủ Đức
Nhận diện người được qua chốt
Công an TPHCM lưu ý lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt, trạm kiểm soát chỉ giải quyết lưu thông những người có đặc điểm nhận diện theo quy định cụ thể như: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan Nhà nước: đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thẻ ngành hoặc mặc đồng phục ngành. Có văn bản xác nhận hoặc phân công công tác của cơ quan, đơn vị ghi rõ thời gian, thời hạn phân công công tác.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội: Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc thẻ công tác ghi rõ họ tên, đơn vị, địa chỉ cư trú, ảnh có dấu giáp lai do đơn vị chủ quản cấp. Có văn bản xác nhận hoặc phân công công tác của cơ quan, đơn vị ghi rõ thời gian, thời hạn phân công công tác.
Lực lượng làm công tác phòng, chống dịch, các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương: Có thẻ công tác phòng, chống dịch - màu đỏ do cơ quan, đơn vị cấp. Đeo băng tay nền đỏ; in chữ CỨU TRỢ hoặc HỖ TRỢ phòng, chống dịch và tên địa bàn cụ thể.
Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi làm bằng ôtô cá nhân phải có thêm giấy xác nhận công tác do đơn vị cấp, giấy này ghi rõ họ tên; đơn vị; địa chỉ cư trú dán trên mặt kính xe. Người đi tiêm vaccine: Có giấy CMND/CCCD/hộ chiếu. Có giấy mời tiêm hoặc tin nhắn, phiếu nhận diện - màu sắc thay đổi hàng ngày do UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức cấp để người tiêm đeo trên ngực.
Lực lượng phối hợp làm nhiệm vụ
Shipper công nghệ hoạt động từ 6 - 18 giờ hàng ngày: Mặc đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp; ứng dụng quản lý đơn hàng; bảng tên thẻ cứng có hình, xác nhận của doanh nghiệp cho từng shipper; ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code; băng đeo tay nền xanh đậm in chữ SHIPPER màu trắng. Người đi chợ, siêu thị: Có phiếu do UBND phường, xã, nơi cư trú cấp có ghi rõ thời gian, thời hạn đi và địa điểm chợ, siêu thị, cửa hàng gần nhất.
Xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu; xe đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; xe đưa đón công nhận tại các doanh nghiệp theo phương châm "1 cung đường - 2 điểm đến; xe vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu, xe vận chuyển suất ăn cho các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung - điều trị Covid-19: Có logo nhận diện theo quy định.
Người dân trình giấy tờ tại một chốt kiểm soát
Cảnh giác tội phạm lừa đảo công nghệ cao
Trong những ngày qua, thành phố đang bước vào cao điểm thực hiện Chỉ thị số 12 và một số biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch. Khi đường phố vắng người hơn do thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 thì tội phạm sử dụng công nghệ cao, chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp.
Biện pháp, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo này là hack tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Whatsapp, Telegram, Messenger...), giả danh người thân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; chúng hoạt động mạnh hơn, ngày càng tinh vi. Sau khi hack được tài khoản hay giả dạng tài khoản, kẻ xấu liên tục gửi tin nhắn đến bạn bè trong danh bạ của nạn nhân và đưa ra các yêu cầu bằng những lời dụ dỗ ngon ngọt như trả lãi cao, đang kẹt gấp hoặc khó khăn nên cần sự giúp đỡ gấp và số tiền cũng không cao để nạn nhân ít nghi ngờ.
Kiểm tra các phương tiện lưu thông qua chốt
Gần đây xuất hiện các trang web giả mạo Bộ Y tế lừa đảo người dùng đăng ký tiêm chủng để lừa đảo, lấy thông tin thẻ ngân hàng; đối tượng xấu giả danh Bộ Y tế gửi tin nhắn qua các ứng dụng mạng xã hội với nội dung "Bộ Y tế xin thông báo: bạn đã đủ điều kiện đăng ký xin trợ cấp. Vui lòng hoàn thành thủ tục đăng ký trực tuyến ngay bây giờ. Thời hạn đến 17 giờ 30 phút hôm nay", sau đó yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản để lừa đảo.
Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm đạt hiệu quả cao, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp sau: giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, dịch vụ cho bất kỳ người lạ nào nhắn, gọi đến; không chuyển tiền cho bất kỳ ai, yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; không cho thuê, mượn các giấy tờ cá nhân; không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng; không nhận chuyển khoản hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết; khi có người nhắn tin hỏi vay tiền, nạp tiền điện thoại... thì phải liên hệ trực tiếp để xác minh; không tin vào chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp thẻ hoặc chuyển tiền qua tài khoản hoặc trả phí để làm thủ tục nhận thưởng.
Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động của tội phạm thì người dân cần thông báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để kịp thời phối hợp xử lý.
(CATP) Chiều 27-7, Công an TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 7-2021 do đồng chí thiếu tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TPHCM chủ trì tại trụ sở Công an TPHCM. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; thiếu tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM.