(CAO) Các hãng hàng không đều coi phi công lái máy bay trong tình trạng say rượu là hành vi phạm tội, bị cấm và có thể bị sa thải. Một quy định mới được đề xuất ở Ấn Độ có thể xảy ra tương tự đối với những phi công, nhưng là cấm sử dụng nước hoa.
Văn phòng Tổng Giám đốc Hàng không Dân dụng (DGCA) của Ấn Độ, cơ quan giám sát ngành hàng không của đất nước, gần đây đã đề xuất cập nhật các quy định liên quan đến việc tiêu thụ rượu.
Trong hướng dẫn đã có đề cập đến những thứ khác ngoài đồ uống có cồn có thể gây ra kết quả xét nghiệm hơi thở dương tính, cụ thể là nước súc miệng. Tuy nhiên, một phần mới – được in đậm ở đây – đề cập cụ thể đến nước hoa.
Sách hướng dẫn viết: “Không thành viên phi hành đoàn nào được sử dụng bất kỳ loại thuốc/công thức nào hoặc sử dụng bất kỳ chất nào như nước súc miệng/gel đánh răng/nước hoa hoặc bất kỳ sản phẩm nào có chứa cồn. Điều này có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm phân tích hơi thở dương tính”.
Văn bản tiếp tục nhấn mạnh: “Bất kỳ thành viên phi hành đoàn nào đang dùng những loại như vậy phải tham khảo ý kiến bác sĩ của công ty trước khi thực hiện nhiệm vụ bay.”
Mặc dù nước hoa có thể chứa một lượng nhỏ cồn, nhưng vẫn chưa rõ liệu việc xức nước hoa lên người có thể gây ra kết quả xét nghiệm hơi thở dương tính giả hay không.
Ấn Độ đề xuất cấm phi hành đoàn dùng nước hoa
Các yêu cầu an toàn hàng không chính thức cho DGCA đã được phê chuẩn vào tháng 8 năm 2015. Đề xuất bổ sung sẽ được lấy ý kiến công chúng cho đến ngày 5 tháng 10.
Tình trạng say rượu của phi công đôi khi là một vấn đề trong ngành hàng không.
Năm 2018, Katsutoshi Jitsukawa, phi công của Japan Airlines, bị kết án 10 tháng tù sau khi kết quả kiểm tra hơi thở được thực hiện ngay sau khi cất cánh cho thấy nồng độ cồn trong máu của anh cao gấp 9 lần giới hạn cho phép.
Và ở Mỹ, một phi công của Delta tên là Gabriel Lyle Schroeder đã bị hộ tống ra khỏi máy bay đầy hành khách trước khi cất cánh khi bị nghi ngờ trong tình trạng say rượu.
Một đại diện hãng hàng không nói với CNN vào thời điểm đó: “Chính sách về rượu của Delta là một trong những chính sách nghiêm ngặt nhất trong ngành và chúng tôi không dung thứ cho những hành vi vi phạm”.