(CAO) Tạp chí Đức Der Spiegel hôm 18-12-2016 đã đăng bài báo hồi tưởng lại các cuộc oanh tạc của Mỹ bằng máy bay B-52 xuống Hà Nội vào dịp Giáng sinh năm 1972.
Có ngày các cuộc oanh tạc lên đến hơn 20 lần. Tại Hà Nội, dân chúng chui xuống các hầm trú ẩn, thường chỉ vừa vặn một người.
Những hầm tránh bom cá nhân chỉ vừa đủ một người
Em bé cũng xuống hầm tránh bom
Súng trường cũng bắn máy bay Mỹ
Trong số những nhân chứng có mặt vào thời điểm đó là nữ danh ca nước Mỹ - Joan Baez. Bà cũng là một trong những người chui xuống hầm trú ẩn ở khách sạn Metropole ở Hà Nội vào năm 1972, nơi chỉ rộng 40 mét vuông và rất thấp.
Trong hầm, bà hát những bài hát chống chiến tranh Việt Nam cho mọi người nghe giữa tiếng bom đạn vang rền. Trở về nước, Joan Baez công bố đoạn thâu băng dài hơn 20 phút trong hầm với bài hát "Where are you now, my son?" (Bây giờ, con đang ở đâu?).
Joan Baez trong một cuộc họp báo ngày 1-1-1973 sau khi trở về từ những cuộc dội bom tại Hà Nội của không lực Mỹ. Đằng sau lưng bà là tấm ảnh cuộc thảm sát Mỹ Lai của quân đội Mỹ, diễn ra ngày
16-3-1968Khi cuộc thương lượng giữa Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ đang tiếp diễn (Hiệp định Paris). Có lúc ông Kissinger tuyên bố: "Tôi cảm thấy hòa bình sắp đến gần" thì Tổng thống Nixon lại cho mở chiến dịch oanh tạc Hà Nội bằng máy bay B-52 ngay vào dịp Giáng Sinh để gây áp lực cho các cuộc "hòa đàm" kế tiếp.
Chiến dịch "Giáng Sinh bom đạn" hay Điện Biên Phủ trên không (từ 18/12 - 30/12/1972 sau khi Hội nghị Paris rơi vào bế tắc) vốn đã được Mỹ sửa soạn trước. Mục đích là dội bom cho Hà Nội phải đắm chìm trong "tro và bụi". Nhưng kết quả cuối cùng là những mảnh xác máy bay B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội đã trở thành lược, hộp đựng kính,... để tặng lại cho du khách nước ngoài. Ông Lê Đức Thọ sau đó từ chối nhận chung giải Nobel Hòa Bình chung với Kissinger.
Vì tấm ảnh này, sau đó Jane Fonda đã phải xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ, nhưng bà vẫn giữ thái độ chống lại chiến tranh Việt Nam. Năm 1978 bà đóng trong phim "Coming Home" (Trở về) chống chiến tranh.
Các khách nước ngoài ở khách sạn Metropole Hà Nội trú ẩn tránh bom, hầu hết nhân viên ngoại giao và nhà báo
Giai đoạn này, nữ minh tinh điện ảnh - Jane Fonda cũng đến Hà Nội để phản đối cuộc tấn công của nước Mỹ. Bà Jane Fonda cũng được đưa xuống hầm Metropole tránh bom. Sau năm 1975, hầm này bị lấp lại, đến năm 2011, các thợ xây đã khám phá ra căn hầm nằm bên dưới hồ tắm của khách sạn.
Trong hầm hiện tại
Hiện nay căn hầm được khơi lại, làm chứng tích cho chiến tranh
Năm 2011 bà Joan Baez trở lại thăm Hà Nội và ở hầm tránh bom cũ, bà hát bài "Oh! Freedom" (Ôi! Hòa Bình).
Hầm Metropole được khơi lại, sửa chữa và nay là một điểm hấp dẫn du khách đến thăm. Bà Joan Baez đã trở lại Hà Nội năm 2011, dù tóc đã điểm bạc nhưng bà vẫn xuống hầm hát bài "Oh! Freedom" (Ôi! Hòa Bình).