IAEA thông qua kế hoạch xả nước nhiễm xạ của Nhật ra biển, bất chấp phản đối

Thứ Tư, 05/07/2023 15:31  | Anh Duy

|

​(CAO) Một cơ quan giám sát của Liên hợp quốc cho biết, kế hoạch xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima bị sóng thần tàn phá ra biển của Nhật Bản tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết, việc xả thải sẽ có tác động "không đáng kể" đối với môi trường.

Cơ sở Fukushima đang cạn kiệt không gian lưu trữ nước, vốn được sử dụng để làm mát các lò phản ứng hạt nhân.

Kế hoạch của Nhật Bản đã bị Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối.

Tokyo chưa công bố lịch xả thải và kế hoạch này vẫn cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Năm 2011, một trận sóng thần do động đất mạnh 9 độ Richter gây ra đã làm ngập 3 lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nó được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm hoạ Chernobyl.

Hơn 150.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực xung quanh nhà máy. Việc ngừng hoạt động của nhà máy cũng đã bắt đầu, nhưng quá trình này có thể mất hàng thập kỷ.

Giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi, đã công bố kết quả của cuộc đánh giá an toàn kéo dài hai năm vào ngày 4-7, mô tả kế hoạch này là khoa học. Ông cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với Nhật Bản sau khi nước này “xả nước”.

Vào tháng 5, cơ quan này thông tin, nhà điều hành Fukushima - Tokyo Electric Power (Tepco) đã cho thấy khả năng thực hiện "các phép đo chính xác" về lượng phóng xạ có trong nước được xử lý. Sự chấp thuận cuối cùng từ Tepco có thể đến sớm nhất là trong tuần này.

Các bể chứa nước xả thải chứa phóng xạ ở nhà máy Fukushima 

Chuyện gì đã xảy ra ở Fukushima?

Nhà máy thải ra khoảng 100 mét khối nước thải hàng ngày. Các bể chứa tại chỗ có thể chứa 1,3 triệu mét khối.

Hầu hết các nguyên tố phóng xạ đã được lọc khỏi nước, ngoại trừ các dạng phóng xạ của hydro và carbon - được gọi là tritium và carbon 14, tương ứng. Hai đồng vị rất khó tách khỏi nước.

Tokyo cho biết, nước sẽ được xả ra Thái Bình Dương, trước đó đã được hòa trộn với nước biển, có hàm lượng triti và carbon 14 đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Các nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới thường xuyên thải ra nước thải có hàm lượng triti cao hơn mức nước được xử lý từ Fukushima.

Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch của Nhật Bản và cảnh báo IAEA không nên ủng hộ. Còn người Hàn Quốc đã dự trữ muối biển trước khi Nhật lên kế hoạch xả nước, trong bối cảnh lo ngại về an toàn thực phẩm.

Các cộng đồng ngư dân địa phương cũng phản đối quyết liệt khi cho rằng việc xả thải này gây tổn hại thêm cho danh tiếng của họ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang