(CAO) Ngày 12-06-2015 tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trước Hạ Viện để kêu gọi đảng Dân Chủ, đáng của ông, ủng hộ hai dự án luật quan trọng đã được thông qua bởi Thượng Viện, đó là đạo luật TPA (Trade Promotion Authority) và đạo luật cho người thất nghiệp nếu họ bị mất việc vì các hãng xưởng bị dời ra nước ngoài trong bối cảnh các hiệp ước thỏa thuận tự do thương mại.
Hai dự án luật nói trên liên kết với nhau, tức là cả hai phải được quốc hội Mỹ chấp thuận cùng lúc, không thể chỉ có hiệu lực cho từng đạo luật một.
Luật TPA cho phép tổng thống Mỹ một quyền lực to lớn hơn, đạo luật này dự trù sẽ chỉ cho phép quốc hội lưỡng viện, gồm hạ viện và thượng viện, biểu quyết đơn giản bằng một phiếu, hoặc chống hoặc thuận, các hiệp ước hay thỏa thuận thương mại đã được tổng thống Mỹ thương lượng. Như thế, lưỡng viện Mỹ sẽ mất hẳn quyền có thể thay đổi, điều chỉnh hay ngăn cản sự thực hiện những hiệp ước và thỏa thuận đó.
Nhưng Obama thất vọng. Chỉ có 40 dân biểu trên tổng số 188 dân biểu (21%) của đảng Dân chủ biểu quyết thuận cho đạo luật trợ cấp thất nghiệp, trong khi có 86 trên 246 dân biểu (35%) của đảng Cộng hòa bỏ phiếu thuận.
Nguyên do chính là những chỉ trích và lo ngại về việc „mở cửa“ tự do cho thị trường. Đối với Obama thì ông đã đặt mục tiêu chính trong giai đoạn cầm quyền lần thứ hai phải đạt được là Hiệp ước TPP Thái Bình Dương với các quốc gia liên kết là Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Canada, Malaysia, Mexico, Nouvel Zelande, Peru, Singapour và Việt Nam.
Một cuộc thông qua các dự án luật TTIP Đại Tây Dương với các đối tác châu Âu sẽ khó có thể thực hiện được trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của Obama.
Ngày 09-06-2015 vừa qua, chủ tịch quốc hội Liên minh châu Âu đã cho dời lại sự biểu quyết về TTIP trong quốc hội châu Âu, với sự đồng thuận của Hiệp hội Kỹ nghệ Đức.
Tự do thương mại được xem là một „cơ hội“ phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây lo sợ trong dân chúng vì họ sợ bị mất công ăn việc làm, và lo sợ không còn được bảo vệ cho sức khỏe, cho tiêu thụ.
Sự thúc đẩy tự do thương mại hiện nay đang gặp phải một trào lưu bảo vệ thị trường nội địa của dân chúng.
Tại Pháp thì người dân Pháp đã ý thức cụ thể, ưu tiên mua hàng Pháp, nếu họ có sự lựa chọn giữa sản phẩm Pháp và nước ngoài.
Một sự phát triển mới nữa cũng đang được ghi nhận tại Pháp là dù cho các thương hiệu „quen thuộc“ đang được khai thác bởi những tập đoàn đầu tư to lớn, xuất hiện những công ty nhỏ, vốn ít, ít nhân công nhưng họ sản xuất các sản phẩm của Pháp, tại Pháp. Tuy sản phẩm của họ còn mới trên thị trường, giá bán có thể cao hơn, nhưng họ được dân chúng ủng hộ, tiếp sức bằng cách thông tin, giới thiệu truyền miệng. Thí dụ như Trà 1336 chẳng hạn.
Đảng Cộng Hòa Mỹ lại ủng hộ Obama trong hai dự án nói trên và sẽ thương thuyết lại với Hạ viện và Thượng viện để biểu quyết lại lần nữa.