(CAO) Không ai khác hơn là truyền thông Đức đang phục hồi lại cương vị và tình cảm cho nước Nga và cho tổng thống Putin. Bài báo trên tờ Der Spiegel sáng nay, với một giọng điệu "hòa giải": "Bị khinh bỉ bởi G7, nhưng được đón tiếp tại Rome trong vòng tay mở rộng, tổng thống Putin xuất hiện trong chuyến công du tại Ý là một nhà lãnh đạo quốc gia nghiêm túc và được diện kiến đức Giáo hoàng."
Tại Ý, trong bối cảnh cuộc Triển lãm Thế giới 2015 ở Milan, Putin đã gặp những nhân vật quyền lực nhất nước Ý, thủ tướng Renzi, tổng thống Mattarella, cựu thủ tướng Berlusconi và đức Giáo hoàng François.
Tổng thống Nga và cựu Thủ tướng Ý Berlusconi - Ảnh: Der Spiegel
Cuộc hội kiến với đức Giáo hoàng François kéo dài một giờ đồng hồ, nôi dung cuộc họp được hoàn toàn giữ bí mật. Putin chào đức Giáo hoàng ra về với câu "Đây là một sự vui thích và một vinh dự lớn", đức Giáo hoàng đáp lại bằng tiếng Đức "Danke!" (Cảm ơn).
Phát ngôn viên của tòa thánh Vatican Federico Lombardi thông báo là, trong cuộc nói chuyện với tổng thống Nga, Giáo hoàng kêu gọi một sự cố gắng lớn và nghiêm túc để đưa đến Hòa bình cho Ukraina trên cơ sở thỏa thuận của hiệp ước Minsk, và quan trọng hơn cả là giải quyết các tình trạng về Nhân đạo tại Ukraina. Nhân dịp này, đức Giáo hoàng François đã tặng cho tổng thống Nga một tấm mề đai có khắc hình của Thiên thần Hòa Bình.
Đức Giáo hoàng và tổng thống Nga hội kiến tại Vatican ngày 10-06-2015- Ảnh: Der Spiegel
Cuộc viếng thăm Ý của Putin được một bên đánh giá tốt, chứng tỏ nước Nga không bị cô lập, nhưng một bên kia, cho rằng vị Giáo hoàng hiện nay thân thiện với Nga hơn là với Washington.
Trên thực tế, Giáo hoàng François đã viết thư gửi tổng thống Nga vào tháng 9 năm 2013 để yêu cầu Putin tìm một giải pháp hòa bình cho Syrie, trong khi Paris và Washington đang sửa soạn cho những cuộc oanh tạc thủ đô Damaskus của Syrie.
Giáo hoàng François cũng đã cho tổ chức chương trình chống lại sự can thiệp quân sự ở Syrie, thí dụ như "Journée de la faim" (Ngày chống đói). Trên mạng của tòa thánh Vatican, Giáo hoàng cho truyền khẩu hiệu "Không bao giờ trở lại chiến tranh".
Tuy Nga bị các nước G7 phương Tây lên án là chịu trách nhiệm chiến tranh tại Ukraina và Syrie, nhưng đức Giáo hoàng François yêu cầu "không cấm vận, phong tỏa, trừng phạt, mà nên đối thoại". Nên có thể, Giáo hoàng đã có thể nói với tổng thống Nga những điều mà người khác không nói được.
Hồng Y Georg Gänswein đưa tiễn tổng thống Nga Putin- Ảnh:Der Spiegel
Ngược lại, Putin có thể giúp Giáo hoàng trong những vấn đề tôn giáo, thí dụ như trong công việc đối thoại, hòa giải với hệ thống Chính thống giáo ở Moscou.
Một cuộc viếng thăm nước Nga của đức Giáo hoàng Francois đang có thể trên đà thực hiện. Tháng chín sắp tới, đức Giáo hoàng François sẽ lên đường đi viếng thăm chính thức nước Mỹ, và trên đường đi Giáo hoàng sẽ đến thăm Cuba trong hai ngày trước khi đặt chân lên đất Mỹ.
Tòa thánh Vatican luôn quan tâm đến Cuba, ngay cả Giáo hoàng Benoit XVI cũng đã đến thăm Cuba hai ngày, dù ngài không hề bị mang tiếng là thiên tả.
Đặc biệt là nhờ sự kết nối của Giáo hoàng François mà quan hệ giữa Cuba và Mỹ đã xích gần nhau lại, và giải thoát cho nước Mỹ một vấn đề đọng lại từ rất xa xưa.