Thăm hầm ngầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn giữa tháng Tư lịch sử

Thứ Sáu, 25/04/2025 13:43

|

(CAO) Vào những ngày tháng 4 lịch sử khi cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, lịch sử nhắc nhở chúng ta một chiến thắng chung cuộc được cấu thành từ những đóng góp quan trọng của lực lượng quân sự tổ chức kháng chiến ở đô thị: đó chính là Biệt động khu Sài Gòn – Gia Định.

Ít ai biết, toạ lạc tại số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 là một ngôi nhà trông đơn sơ nhưng bên trong là nơi có hầm ngầm chứa vũ khí của lực lượng biệt động Sài Gòn, trụ sở của Đội 5 biệt động.

Từ nơi này, đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, 19 chiến sĩ của Đội 5 biệt động đã tập kết, sử dụng vũ khí để tấn công Dinh Độc Lập - đầu não của chính quyền Sài Gòn trong chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968.

Các đồng chí Đội 5 hầu hết đã hy sinh anh dũng ngay trong trận đánh nhưng dư âm của họ để lại cùng các trận đánh ở những địa điểm trọng yếu khác ở Sài Gòn của các đội khác thuộc lực lượng biệt động đã làm rung chuyển chế độ Mỹ - Nguỵ và dư luận thế giới, mở đường buộc Mỹ xuống thang đàm phán Hiệp định Paris, tạo tiền đề cho chiến thắng cuối cùng Mùa xuân 1975.

Căn nhà ở số 280/70 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 từng là kho chứa vũ khí bí mật của Đội 5 Biệt động Sài Gòn giữa vòng vây địch trong chiến dịch Mậu Thân 1968 - Ảnh: Anh Duy
Không gian bên trong của căn nhà nay đã trở thành Di tích lịch sử quốc gia
Lối vào hầm ngầm chứa vũ khí bí mật của Biệt động Sài Gòn được thiết kế như một địa đạo 
Đồng chí Trần Văn Lai - chiến sĩ biệt động chui xuống hầm chứa vũ khí (ảnh tư liệu)
Bên trong hầm chứa vũ khí ngày nay
Hầm chứa vũ khí gồm thuốc nổ TNT, súng AK, lựu đạn... tồn tại giữa trung tâm thành phố nhưng chính quyền Mỹ - nguỵ không phát hiện ra 
Từ đây vũ khí được lực lượng biệt động Sài Gòn sử dụng để đánh các địa điểm trọng yếu trong trung tâm thành phố, trong đó có trận đánh Dinh Độc Lập dịp Tết Mậu thân 1968 
Để đào được căn hầm, các chiến sĩ đã bí mật tiến hành vào buổi tối. Đất cát sau khi đào hầm được bí mật chia nhỏ bỏ vào từng bọc nilon để đưa đi tiêu huỷ tránh địch phát hiện suốt mấy tháng đào hầm 
Vũ khí được chuyển vào nội đô từ vùng chiến khu, được quân và dân ta nguỵ trang bằng nhiều cách. Trong ảnh là công đoạn nguỵ trang vũ khí bỏ vào cà tàng (ảnh tư liệu)
Vũ khí cũng được nguỵ trang bên dưới cần xé chứa cà chua, dưa leo đem bán ở chợ (ảnh tư liệu)
Vũ khí còn được nguỵ trang bên dưới chậu mai đưa vào nội đô cất giấu trong các kho vũ khí một cách trót lọt (ảnh tư liệu)
Chiếc xe máy phục vụ các chiến sĩ biệt động trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968 
Vũ khí được nguỵ trang tài tình dưới tấm ván gỗ để tuồn vào nội đô từ vùng chiến khu
Các chiến sĩ Đội 5 biệt động bên chiếc xe tham gia trận đánh vào Dinh Độc Lập mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân 1968. (ảnh tư liệu)
Dinh Độc Lập bị hư hại sau đòn đánh của Đội 5 Biệt động Tết Mậu Thân 1968 (ảnh tư liệu)
Toà nhà nơi các chiến sĩ Đội 5 biệt động cố thủ giữa vòng vây địch sau trận đánh Dinh Độc Lập. 
Chân dung một số chiến sĩ Đội 5 biệt động hy sinh và bị bắt trong trận đánh Dinh Độc Lập, Tết Mậu Thân 
Với những cống hiến của mình, Đội 5 biệt động nói riêng và Biệt động Sài Gòn nói chung đã được phong tặng Đơn vị Anh hùng 
Nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất
 
Triển lãm sách, báo “Đại thắng mùa Xuân 1975 – 50 năm thiên anh hùng ca giải phóng”
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang