(CAO) Sau khi Giải phóng Buôn Mê Thuột (10/3) – Tây Nguyên (13/3/1975), Huế và Đà Nẵng (29/3/1975), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã đi vào giai đoạn quyết định có tên Chiến dịch Hồ Chí Minh – chiến dịch quân sự đem lại thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của dân tộc. 50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng nhìn lại thời khắc lịch sử này.

Từ đầu mùa Xuân năm 1975, quân Giải phóng liên tiếp tấn công, giải phóng các đô thị ở miền Nam. Trong ảnh là Toà hành chính tỉnh Phước Long bị quân ta tiến chiếm vào ngày 6/1/1975 - Ảnh: Tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

Quân giải phóng tấn công Buôn Mê Thuột ngày 10/3/1975, chiếm được thành phố vùng Tây Nguyên trọng yếu đã tạo đà lớn cho quân ta tiến về Sài Gòn - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Bộ đội chủ lực của Quân đoàn 2 giải phóng Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975. Khi đô thị lớn thứ hai của miền Nam thất thủ, quân của chính quyền Sài Gòn rơi vào cảnh hoảng loạn, rút về "tử thủ" xung quanh Sài Gòn - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Đến giai đoạn này, Sài Gòn bị quân Giải phóng bao vây tứ phía. Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn được vinh dự mang tên Bác -
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Các cánh quân áp sát tiến vào đầu não của quân địch - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch
quân sự có quy mô lớn, mang tính chất quyết định huy động một số lượng rất lớn nhân lực và vật lực. Trong ảnh là dân, quân khu Sài Gòn - Gia Định tải vũ khí, lương thực, thiết bị phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh tại sở chỉ huy tiền phương vào tháng 4/1975. Hàng ngồi từ trái sang phải gồm đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh, đồng chí Lê Đức Thọ - Cố vấn, đồng chí Phạm Hùng - Chính uỷ - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Những trận đánh quyết định liên tục diễn ra quanh Sài Gòn trong thế trận giằng co giữa ta và địch. Trong ảnh là phi đội Quyết Thắng sử dụng máy bay chiến lợi phẩm A-37 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, phá huỷ nhiều máy bay chiến đấu của địch - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Địch gặp thất bại liên tiếp phải tháo chạy khỏi Sài Gòn. Trong ảnh là tờ lịch ngày 30/4/1975 lịch sử khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập - đầu não của chính quyền Sài Gòn - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Lúc này, Tổng thống chính quyền Sài Gòn - Dương Văn Minh được quân Giải phóng dẫn đến đài Phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn giành
thắng lợi - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Quân địch tháo chạy tán loạn. Trong ảnh là quân trang, vũ khí của quân đội chính quyền Sài Gòn bỏ lại khi tháo chạy vào ngày 30/4/1975 - Ảnh: Bảo tàng TP.HCM

Vật dụng của chế độ Sài Gòn bỏ lại khi tháo chạy - Ảnh: Tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

Giây phút tương phùng xúc động của mẹ Trần Thị Bích (ở Bến Tre) gặp lại con là tử tù Côn Đảo Lê Văn Thức vào ngày 6/5/1975 sau ngày miền Nam được giải phóng - Ảnh: tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

50 năm nhìn lại, chiến dịch Hồ Chí Minh là dấu son lịch sử của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, khó khăn và gian khổ của quân và dân ta, thể hiện sự đoàn kết của toàn dân tộc. Trong ảnh là những đoàn xe của miền Bắc chi viện cho chiến trường Miền Nam qua đường Trường Sơn - Ảnh: tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

Ngay tại Sài Gòn, quân dân miền Nam liên tục áp sát tấn công đầu não địch trong suốt cuộc kháng chiến. Trong ảnh là đặc công Rừng Sác (Cần Giờ) hành quân - Ảnh: tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

Bộ đàm của các chiến sĩ quân ta dùng để liên lạc trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ - Ảnh: tư liệu của Bảo tàng TP.HCM

Tấm áo của các chiến sĩ Trường Sơn trong cuộc hành quân vào Miền Nam cứu nước - Ảnh: tư liệu của Bảo tàng TP.HCM
50 năm trôi qua, chiến dịch Hồ Chí Minh nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nước sẽ mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
(CAO) Trong chuỗi các sự kiện tổ chức mừng 50 năm thống nhất đất nước, Thư viện Tổng hợp TP.HCM đang tổ chức triển lãm sách, báo với chủ đề “Đại thắng mùa Xuân 1975 – 50 năm thiên anh hùng ca giải phóng”.
(ảnh chụp tư liệu của Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh)