ASEAN đảm bảo một trật tự trước chiến lược của Trung Quốc và Mỹ

Thứ Tư, 07/08/2019 09:50

|

(CATP) ASEAN đã khéo léo “thuận nước đẩy thuyền” và nỗ lực đảm bảo một trật tự khu vực Đông Nam Á hài hòa lợi ích giữa các nước lớn.

Trong bối cảnh Mỹ đang tăng tốc xây dựng hệ thống hợp tác “vành và nan hoa” mới trong khu vực về an ninh - quốc phòng dưới sự lã nh đạ otậ ptrung của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ - USINDOPACOM (được nhắc đến 10 lần trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương công bố vào tháng 6-2019), trong đó có sự tham gia của một loạt các cường quốc trong và ngoài khu vực là Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Canada, Pháp, Anh với các cơ chế bốn bên (như Mỹ - Nhật - Ấn - Úc), ba bên (Mỹ - Nhật - Hàn, Mỹ - Nhật - Úc, Mỹ - Nhật - Ấn); thì phía Trung Quốc cũng chạy đua hoàn thiện quỹ đạo “vành và nan hoa” của riêng họ với các dự án cơ sở hạ tầng kết nối khổng lồ xuyên suốt Đông Nam Á bao gồm một trục chính la â hà nh lang kinh tế Trung Quốc - bán đảo Đông Dương (CIPEC) và các nhánh song phương như hành lang kinh tế Trung Quốc - Lào (CLEC), hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC), hành lang kinh tế phía Đông ở Thái Lan (EEC) và hành lang kinh tế toàn diện khu vực ở Indonesia (RCEC).

Mặc dù dựa trên hai nền tảng tiếp cận khác nhau, nhưng với phương pháp “dùng an ninh ảnh hưởng kinh tế” của Mỹ và “dùng kinh tế ảnh hưởng an ninh” của Trung Quốc, lại đặt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt càng khiến cho hai hệ thống “vành và nan hoa” này gia tăng tính chất đối kháng.

Đây là một khó khăn lớn cho chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa và quan điểm trung lập tuyệt đối của ASEAN trong tương lai gần, và gây sức ép rất lớn lên chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 52 diễn ra cuối tháng 7-2019 vừa qua. Tuy nhiên, với một cấu trúc “vành và nan hoa” của riêng mình, ASEAN đã khéo léo “thuận nước đẩy thuyền” và nỗ lực đảm bảo một trật tự khu vực Đông Nam Á hài hòa lợi ích giữa các nước lớn xoay quanh sự điều phối của một tập thể chỉ các nước nhỏ - một thành tựu rất đáng ghi nhận.

Trưởng đoàn các nước tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) tại Thái Lan, ngày 31-7-2019

Củng cố các “vành đai kinh tế”

Nhận thức được tầm quan trọng của sự gắn kết nội khối ASEAN, Tuyên bố chung của Hội nghị AMM lần này đã nhấn mạnh những nỗ lực kết nối của 6 khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng. Trong đó có 3 nền tảng giữa các ASEAN lục địa: (I) Chiến lược hợp tác ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS), (II) Hợp tác ba nước bán đảo Đông Dương (CLV), (III) Hợp tác bốn bên giữa các nước ASEAN gia nhập sau (CLMV); 2 nền tảng của các nước ASEAN hải đảo: (IV) Khu vực phát triển phía Đông ASEAN Brunei - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP-EAGA), (V) Tam giác phát triển Singapore - Johor - Riau (SIJORI) và 1 nền tảng mang tính kết nối giữa lục địa và hải đảo: (VI) Tam giác phát triển Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT-GT).

Dựa trên các nền tảng hợp tác tiểu vùng, ASEAN đã đẩy mạnh những mạng lưới hợp tác riêng của khu vực với tính chất mở rộng nhưng cơ chế điều phối chung vẫn do ASEAN kiểm soát. Nếu quỹ đạo “vành và nan hoa” của Trung Quốc đặt 3 trọng tâm vào hợp tác Mekong - Lan Thương (MRC), Hành lang kinh tế CIPEC và Con đường tơ lụa trên Biển (MSR) trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI); thì ASEAN đã đặt MRC vào trong tổng hợp các dự án hợp tác mở rộng (như Sáng kiến Hợp tác Hạ nguồn sông Mekong của Mỹ: LMI, Hợp tác sông Mekong - sông Hằng với Ấn Độ: MGC, hoặc các dự án khác với Nhật Bản, Hàn Quốc) do Ủy hội sông Mekong (MRC) chủ đạo điều phối, còn các hợp tác cơ sở hạ tầng kết nối với Trung Quốc cũng được đặt vào nhóm các dự án hạ tầng nói chung trong Kế hoạch Tổng thể về kết nối toàn bộ khu vực ASEAN đến năm 2025 (MPAC).

Tuân thủ theo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2025 và Chương trình Nghị sự của LHQ về Phát triển Bền vững đến 2030, Tuyên bố chung của AMM lần này nhấn mạnh việc hoàn thiện sự tự lực, tự cường của ASEAN và tiếp tục đẩy mạnh các kế hoạch đảm bảo an ninh truyền thống và phi truyền thống, sẵn sàng mở rộng hợp tác với các bên xoay quanh trục điều phối của các cơ chế ASEAN.

Đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải, Diễn đàn Hợp tác Hàng hải ASEAN (AMF) và Diễn đàn Hợp tác Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF) sẽ là cơ chế tham vấn chủ đạo cho các ý kiến đối thoại từ Diễn đàn Hợp tác Khu vực (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Tội phạm Xuyên quốc gia (AMMTC). Do đó, Mỹ và các quốc gia khác hoàn toàn tăng cường quy mô hợp tác hàng hải ở khu vực nhưng vẫn dựa trên các nền tảng tham vấn do ASEAN điều phối.

Sự phi pháp đơn độc của Trung Quốc

Trong bối cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Phạm Bình Minh nhấn mạnh “các sự cố nghiêm trọng” đã và đang diễn ra hiện nay ở bãi cạn Scarborough (trong vùng EEZ Philippines), bãi Luconia (trong vùng EEZ của Malaysia) và bãi Tư Chính (trong vùng EEZ của Việt Nam), Tuyên bố chung AMM lần thứ 52 để bàn về Biển Đông đã dành hẳn hai nội dung (75 và 76) để nêu lên quan ngại của “một số Bộ trưởng” về những diễn biến trên. Điều này cho thấy mức độ thống nhất của các nước ASEAN về Biển Đông đã có sự gia tăng về quy mô, song vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, những nỗ lực của ASEAN trong hợp tác tham vấn với EU về các kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU) và tiến độ thiết lập Mạng lưới các nước ASEAN chống đánh bắt cá bất hợp pháp với Chương trình Hành động Khu vực (RPoA-IUU) và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cho thấy ASEAN đang có những bước tiến quyết đoán trong việc phong tỏa và kiểm soát các “vùng xám” về pháp lý trên Biển Đông, phong tỏa dần phạm vi hoạt động của các tàu cá phi pháp nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Kết hợp cùng phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lê Thị Thu Hằng về việc kêu gọi sự quan tâm của các nước liên quan đối với an ninh hàng hải tại các tuyến hàng hải trọng yếu (SLOC) và việc đảm bảo thượng tôn luật pháp quốc tế trên Biển Đông, quan ngại của các Bộ trưởng ASEAN tại AMM lần này đã tạo nên một làn sóng các phát biểu từ các quan chức cao cấp của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc đối với cách hành xử phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chuyến thăm châu Á sắp tới của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Eper và chuyến thăm của Đại diện cấp cao Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini đến Việt Nam sẽ làm rõ hơn hiệu quả của thế trận “vành và nan hoa” của ASEAN nói riêng và sự vận động hành lang của Việt Nam nói chung, mở ra những triển vọng mới nhằm phong tỏa những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Những toan tính trong “chính sách nước đôi” của Trung Quốc với ASEAN
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang