Hành trình cứu sống trái tim của GS. Hiệp Nguyễn

Thứ Bảy, 27/06/2015 10:57  | An Hưng

|

(CAO) Đoàn chuyên gia phẫu thuật tim mạch hàng đầu tại Mỹ đã đến Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Hiệp Nguyễn. Từ ngày 22 đến 27-06, GS. Hiệp Nguyễn đã thực hiện thành công 6 ca phẫu thuật phức tạp mang lại nhịp tim khỏe mạnh cho mỗi bệnh nhân.

Giáo sư Hiệp Nguyễn là thành viên Ban quản trị kiêm Tiến sĩ nghiên cứu tại New York University. Ông tốt nghiệp cử nhân y khoa trường University of Texas Medical Branch in Texas và thực tập tại University of California at Irvine (Hoa Kỳ). Ngoài ra, Giáo sư còn thực hiện giảng dạy về lâm sàng trong phẫu thuật ở Thomas Jefferson Medical School. Trong 20 năm nghiên cứu và làm việc, ông thực hiện trên 10.000 ca phẫu thuật tim mạch thành công và được giới chuyên môn ghi nhận như một “Bậc thầy Tim Mạch”.

GS. Hiệp Nguyễn (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng bệnh nhân khi kết thúc buổi Khám và tầm soát bệnh tim mạch tại TP.HCM

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã phối hợp với đoàn chuyên gia phẫu thuật tim mạch của GS. Hiệp Nguyễn thực hiện một loạt các hoạt động, bao gồm: Khám & Tầm soát bệnh lý tim mạch tại TP.HCM, trình bày đề tài chuyển giao công nghệ phẫu thuật với Bác sĩ chuyên môn tại Việt Nam, trực tiếp phẫu thuật và tài trợ một phần chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân tim mạch Việt Nam.

Hội thảo khám tim miễn phí tại TP.HCM ngày 23 & 30-05-2015

Để hỗ trợ tối đa cho công tác chuyển giao công nghệ của Giáo sư Hiệp Nguyễn, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và đội ngũ bác sĩ khoa Tim mạch tổ chức Hội Thảo khám và tầm soát bệnh tim miễn phí cho 500 bệnh nhân, trong đó phát hiện 5 ca bệnh lý phức tạp cần tiến hành phẫu thuật ngay.

Ngoài ra, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn thống nhất với Giáo sư Hiệp Nguyễn, tài trợ một phần chi phí phẫu thuật tim cho các bệnh nhân, đồng thời tiến hành mổ nhanh giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường với trái tim khỏe mạnh.

Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn chụp hình lưu niệm cùng đoàn chuyên gia phẫu thuật tim mạch Hoa Kỳ

Trực tiếp tiến hành phẫu thuật

8 giờ ngày 22-06-2015, nữ bệnh nhân Đào Thị T. B. (73 tuổi) được đưa vào phòng mổ với tình trạng tương đối phức tạp: hẹp hở van 2 lá – 3 lá nặng đi kèm hở van động mạch chủ. Đoàn đoàn chuyên gia phẫu thuật tim mạch Hoa Kỳ cùng Giáo sư Hiệp Nguyễn buộc phải tiến hành đồng bộ 3 phương pháp phẫu thuật: Thay van 2 lá sinh học – Sửa van 3 lá – Sửa van động mạch chủ. Nhờ kỹ thuật chuyên môn cao, GS. Hiệp Nguyễn thực hiện ca phẫu thuật với thời gian ngắn hơn, giảm thiểu tối đa biến chứng. Ngày 23-06, bệnh nhân Đào Thị T. B. có thể ngồi dậy uống thuốc và trò chuyện với bác sĩ. Việc bệnh nhân có thể hồi phục nhanh sau 24 giờ, chưa từng xuất hiện trong tiền sử phẫu thuật tim mạch tại Việt Nam.

Sau 1 ngày phẫu thuật, bệnh nhân Đào Thị T. B. có thể ngồi và sinh hoạt bình thường

Tiếp đó, ngày 23-06, GS. Hiệp Nguyễn thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân Lê Hoàng T. (72 tuổi) với tình trạng: Hẹp van động mạch chủ nặng – Hở van 2 lá đi kèm bệnh lý 2 nhánh động mạch vành. Vì bệnh nhân lớn tuổi, những nguy cơ tai biến tăng cao nên mọi thao tác cần nhanh, đúng và chính xác. Đội ngũ Bác sĩ đã tiến hành cùng lúc 3 phương pháp phẫu thuật:Thay van động mạch chủ và động mạch chủ ngực – Sửa van 2 lá – Bắc cầu LIMA cho bệnh nhân. Sau 2 giờ, tình trạng của bệnh nhân tương đối ổn định, các chỉ số cho thấy bệnh nhân đang hồi phục nhanh.

Đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và đoàn chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng bệnh nhân

Tất cả những bệnh nhân phẫu thuật tim đều không dám đặt niềm tin rằng mình sẽ sống sót sau ca mổ. Nhưng chỉ 24 giờ sau khi phẫu thuật, các bệnh nhân không chỉ sống khỏe mạnh mà còn hồi phục nhanh chóng. Đây là niềm tự hào của Giáo sư Hiệp Nguyễn và đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Công bố đề tài nghiên cứu – bước cuối cùng trong hành trình của GS. Hiệp Nguyễn

Trong Hội Thảo “Động mạch chủ - Van tim – Mạch vành” được tổ chức ngày 26-06-2015 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, GS. Hiệp Nguyễn và PGS. TS. BS Phạm Thọ Tuấn Anh - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực TP.HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Lồng ngực – ĐH Y Dược TP.HCM, Phó giám đốc chuyên môn – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, sẽ công bố rộng rãi những đề tài nghiên cứu của mình.

Khi được hỏi nguyên nhân lực chọn Việt Nam là nơi chuyển giao công nghệ điều trị, GS. Hiệp Nguyễn chia sẻ: “Tuy Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với thu nhập bình quân thấp. Nhưng không có nghĩa, chúng ta ngưng tìm tòi, nghiên cứu và nâng cao năng lực. Điều này góp phần phát triển ngành y học nước nhà, đồng thời gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng".

Bình luận (0)

Lên đầu trang