(CAO) Trong không khí trang trọng và tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 11/4, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đã đón Đoàn đại biểu đặc biệt gồm 100 cán bộ, chiến sĩ đến từ hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Đây là những người đã trực tiếp tham gia, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Sau nửa thế kỷ, những người chiến sĩ trẻ trung, quả cảm năm xưa nay đã bạc mái đầu, bước chân không còn nhanh nhẹn như một thời băng rừng, lội suối, vượt ngàn hiểm nguy vì ý chí độc lập của dân tộc. Dẫu vậy, ánh mắt của những người chiến sĩ ấy vẫn sáng lên niềm tự hào khi đến thăm nơi từng là căn cứ địa cách mạng vững chắc - biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất của quân và dân miền Nam.
Những người đi trước là tấm gương sáng về ý chí và lòng dũng cảm cho thế hệ sau noi theoTại Củ Chi, các đại biểu đã viếng Đền Bến Dược, tham quan hệ thống địa đạo và xem lại những hiện vật năm xưa. Cựu chiến binh Thái Đình Chiến (từng phục vụ tại Sư đoàn 341, Quân đoàn 4), người đã hành quân vào Nam chiến đấu theo đường Trường Sơn Tây, bồi hồi chia sẻ: "Đến địa đạo nhiều lần, nhưng lần nào sự ác liệt của chiến tranh thể hiện nơi đây cũng làm cho tôi nghẹn ngào. Đó là tất cả xương máu, ý chí và sự sáng tạo của quân, dân Việt Nam nói chung và Củ Chi nói riêng”.

Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng đội tại vùng đất Củ Chi

Những Cựu chiến binh cùng xem lại những hiện vật của thời chiến
Người cựu chiến binh xúc động nói thêm: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 20 năm. Tôi đã đến nhiều nghĩa trang ở các tỉnh, thành, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… đâu đâu cũng là nơi đồng đội nằm lại. Ngay cả người thân của tôi, nhiều người đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Đó thực sự là những hy sinh, mất mát vô cùng to lớn".

Bản đồ về hệ thống địa đạo Củ Chi

Hầm chông, vũ khí sáng tạo của quân, dân huyện Củ Chi
Từ chính trải nghiệm đau thương và mất mát của chiến tranh, ông muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ hôm nay phải luôn biết quý trọng hòa bình, phải hiểu rõ lịch sử và khắc ghi công lao của cha ông. Ông khẳng định, lịch sử và văn hóa là cội nguồn dân tộc, nền tảng của tương lai và không bao giờ được phép lãng quên.
Có lẽ cảm xúc, tâm tư của người lính từng vào sinh ra tử cũng chính là nỗi lòng, cũng là lời nhắn nhủ của những thế hệ đi trước muốn gửi gắm lại cho thế hệ hôm nay và cả mai sau…
(CAO) Tối 11/4, Công an TPHCM tổ chức buổi họp mặt Đoàn đại biểu là cán bộ, chiến sĩ và những người trực tiếp tham gia làm nên
Đại thắng mùa Xuân 1975 của tỉnh Đồng Nai - Bình Dương, đến thăm TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).