Công an TPHCM: Vượt gian lao, làm rạng danh Thành phố mang tên Bác

Thứ Bảy, 30/04/2022 09:12

|

(CATP) Công an TPHCM vừa đã xuất quân đảm bảo tuyệt đối an toàn dịp lễ lớn của đất nước, kỷ niệm 47 năm thống nhất đất nước (30-4), ngày lễ 1-5, mùa du lịch hè 2022 và bảo vệ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 diễn ra tại thành phố mang tên Bác.

Là lực lượng luôn sẵn sàng, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết, xứng danh người cán bộ chiến sĩ công an ở các tuyến đầu bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho người dân, cho doanh nghiệp, các tổ chức cũng như luôn luôn phát triển lớn mạnh cùng thành phố thân yêu là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Thành phố đầu tàu kinh tế của nước nhà

Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, môi trường lành mạnh trong sáng luôn cần lực lượng công an sông pha tuyến đầu. Điều diễn ra mới đây nhất, đó là đương đầu với đại dịch Covid-19, biết bao giọt mồ hôi, thậm chí là cả sương máu đánh đổi cả tính mạng của những cán bộ chiến sĩ công an, phối hợp cùng các lực lượng khác đảm nhiệm nơi tuyến đầu phòng, chống dịch.

Ngày đêm không quản ngại gian khó, trực tiếp với dịch bệnh là sự hy sinh thầm lặng của ngành công an nhân dân. Và đến nay, sau đại dịch Covid-19, hồi phục khi tế, tiếp tục phát triển cùng thành phố bước vào số hóa, hiện đại hóa kỷ nguyên 4.0, Công an TPHCM tiếp tục phát huy truyền thống, bước đi vững mạnh bên cạnh những quyết sách của Đảng và Nhà nước, TPHCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Thiếu tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TPHCM phát biểu trong một buỗi lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

Bí Thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã nhận định rằng: Đảng bộ, chính quyền, người dân, doanh nghiệp TPHCM sẽ thực hiện thành công, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển kinh tế số. Bởi kinh tế số sẽ là một động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, nhanh và bền vững. Qua đó góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Cũng tại Diễn đàn kinh tế của TPHCM tổ chức vào 15.4.2022 với chủ đề về kinh tế số động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng: Chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số xác định là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về chủ trương, chính sách chủ động tham gia thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra yêu cầu “Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”.

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP. Tỉ lệ này tiếp tục được khẳng định trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngoài ra, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mới đây, ngày 31.3.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các điểm đột phá và xác định thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho rằng, để đạt được thành công đột phá, phải có sự đóng góp quan trọng của TPHCM. Phó Thủ tướng đánh giá cao tính nhạy bén, năng động của Đảng bộ, Chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân TPHCM trong việc tổ chức Diễn đàn với chủ đề kinh tế số, nhằm thu thập các ý kiến chuyên gia, các bài học tốt để triển khai và cụ thể hóa chủ trương, chiến lược và chính sách của Trung ương.

Trong 2 năm vừa qua, TPHCM là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi làn sóng đại dịch Covid-19, kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng đến quý I/2022, toàn thể bộ máy chính quyền, doanh nghiệp và người dân TPHCM đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đưa nền kinh tế phục hồi và từng bước phát triển nhanh hơn, sớm hơn dự kiến, đóng góp tích cực vào đà phục hồi chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM (GRDP – tổng sản phẩm, chỉ tiêu kinh tế tổng hợp) quý I năm 2022 ước tăng 1,88% so với cùng kỳ, lần đầu đạt mức tăng trưởng dương sau quý III và IV năm ngoái bị giảm sâu. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt hơn 121.000 tỷ đồng, tăng 9,41% so với cùng kỳ. Chính trong đại dịch Covid-19, các hoạt động về thương mại điện tử, về chuyển đổi số, như giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa được đẩy mạnh và tăng tốc đáng kể.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, việc thúc đẩy kinh tế số trong thời điểm đại dịch đã giúp các nước đứng vững trước tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại một cách sâu rộng hơn, tạo ra chuỗi giá trị mới.

Tuy nhiên, chuyển đổi số và kinh tế số mới chỉ đang bắt đầu, tiềm năng ứng dụng và phát triển còn rất lớn, cần có định hướng và cách triển khai phù hợp để khai thác tốt tiềm năng này.

Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó giám đốc CATPHCM tại Lễ phát động cao điểm trấn áp các loại tội phạm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông những ngày lễ lớn

Về mục tiêu phát triển kinh tế số, TPHCM đã đặt ra các mục tiêu cao hơn cả nước. Đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 25% và đến năm 2030 đóng góp 40%, trong khi mục tiêu tương ứng của cả nước là 20% và 30%. Kinh tế số còn giúp tăng năng suất lao động, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng tái cấu trúc nền kinh tế và trước mắt giúp phục hồi nhanh về tăng trưởng.

Thành công về chuyển đổi số và kinh tế số tại TPHCM sẽ góp phần quan trọng vào thành công trên cả nước, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế đầu tàu của TPHCM về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia và khu vực.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị lãnh đạo, doanh nghiệp, nhân dân TPHCM trong thời gian tới cần lưu ý thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tức là nền kinh tế thực. Vì chỉ khi có nền kinh tế mạnh, hàng hóa dịch vụ dồi dào thì mới là nền tảng bền vững cho phát triển kinh tế số, kinh doanh trực tuyến hay các dịch vụ cao cấp khác. Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng TPHCM trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, rà soát các bất cập về thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển. Cần tăng cường hợp tác, trao đổi và học hỏi các quốc gia, các đối tác, bạn bè quốc tế.

Trong Diễn đàn kinh tế số này, hoan nghênh TPHCM đã mời được nhiều tổ chức quốc tế uy tín, nhiều quốc gia và địa phương nước bạn tham dự và chia sẻ. Tuy nhiên, cần học hỏi một cách nghiêm túc, bài bản và liên tục mới hấp thụ được các tinh hoa, các bài học quý báu của bạn bè quốc tế. Cũng lưu ý, việc vận dụng vào thực tế cần linh hoạt, đảm bảo tính đặc thù của Việt Nam và TPHCM nói riêng, không máy móc, rập khuôn. Tích cực triển khai nhanh chóng và hiệu quả các chiến lược quốc gia về kinh tế số, xã hội số. Phương châm về thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số là tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm thực tiễn, cụ thể.

An toàn, an ninh phát trển bền vững

TPHCM tuyệt đối không thể triển khai theo kiểu phong trào, vì chắc chắn sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. Muốn vậy cần có kế hoạch chi tiết, khả thi với các giải pháp đồng bộ, tạo cơ hội để các bên có liên quan tham gia vào chuyển đổi số, kinh tế số. Chính quyền phải là người dẫn dắt, khai phá, tạo điều kiện cho sự phát triển, thu hút doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong một hệ sinh thái chung. Nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng của nhân lực tham gia chuyển đổi số và kinh tế số. Chỉ khi nhận thức đúng, tức hiểu rõ và ủng hộ, doanh nghiệp mới dành thời gian, tiền bạc cho sự thay đổi có tính chất cách mạng này, khi đó việc mới thành công.

Để đạt được thành quả hôm nay an toàn an ninh phát triển lớn mạnh cùng TPHCM, lực lượng Công an TPHCM đã và đang góp phần rất lớn vào công cuộc to lớn này. Đó là Công an TPHCM chú trọng bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong các giải pháp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nguồn nhân lực về an toàn, an ninh mạng.

Đây là vấn đề hết sức trọng yếu, việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng là vấn đề cấp thiết, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cần phải thích ứng linh hoạt, hiệu quả với những diễn biến mới, bảo vệ an toàn, an ninh mạng phải kịp thời, hiệu quả, phải đáp ứng được quá trình chuyển đổi số.

Do vậy, với tinh thần năng động sáng tạo, với tiềm lực vốn có của TPHCM, Đảng bộ, chính quyền, người dân, doanh nghiệp TPHCM sẽ thực hiện thành công, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển kinh tế số. Kinh tế số sẽ là một động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, nhanh và bền vững. Qua đó góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Qua đó, từng bước phát triển bền vững và lớn mạnh cùng TPHCM, Công an TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân sự, y tế, các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Mặc dù TPHCM gặp đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng đến nay, khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, kinh tế bắt đầu khôi phục và có dấu hiệu khởi sắc, đời sống người dân đã dần ổn định. Đó là kết quả to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và tập thể chính quyền thành phố đã cùng nhau đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn.

Trong kết quả đó, có phần đóng góp rất lớn của lực lượng Công an TPHCM trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, vừa bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Lực lượng Công an TPHCM luôn xứng danh lực lượng xông pha nơi tuyến đầu

Trong năm 2022 Công an TPHCM tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2021- 2026, tầm nhìn đến 2030, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về giữ gìn an ninh trật tự, triển khai sâu rộng đến từng địa bàn, các cơ quan, doanh nghiệp, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để tội phạm và vi phạm pháp luật….

Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh chính quyền thành phố triển khai nhiều chương trình, kế hoạch khôi phục, phát triển kinh tế sau dịch Covid-19. Công an Thành phố luồn giữ vững ổn định xã hội, thực hiện an dân, an sinh xã hội, góp phần phục vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Công an TPHCM luôn là lực lượng xung kích tuyến đầu thực hiện trọng trách của mình trong giữ gìn sự bình yên cho người dân thành phố, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, thực hiện sứ mệnh của người Công An Nhân Nhân giúp dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đồng hành phát triển cùng thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.

Bình luận (0)

Lên đầu trang